Cuộc xuất hành thứ hai của hiệp sĩ Đôn Kihôtê xứ Mantra
Tới đây, bỗng thấy Đôn Kihôtê kêu to:
- Lại đây, hỡi các hiệp sĩ dũng cảm! Đã đến lúc phải tỏ rõ sức mạnh của những cánh tay dũng cảm kẻo bọn Đình thần sắp thắng cuộc rồi.
Mọi người đành bỏ dở cuộc kiểm tra chạy vội tới. Và nghe đâu cả những tác phẩm của Luix đê Avila còn nằm trong đống sách, chưa ai kịp xem, như La Carôlêa và Lêôn nước Tây Ban Nha, ca ngợi những chiến công của Hoàng đế, đều bị thui sạch. Nếu Cha xứ còn thời giờ xem xét, có lẽ chúng không đến nỗi phải chịu một hình phạt quá nặng nề như vậy.
Tới nơi, mọi người thấy Đôn Kihôtê đang đứng dưới đất, tỉnh như sáo, mồm hò hét luyên thuyên, tay cầm giáo phang loạn xạ. Họ vội ôm ghì lấy chàng dìu lên giường. Sau khi đã trở lại bình tĩnh hơn, Đôn Kihôtê quay sang nói với Cha xứ:
- Thưa đức tổng giám mục Turpin, thật vô cùng nhục nhã. Chúng tôi gồm mười hai vị lão thần, đã chiếm phần thắng trong ba ngày hôm nay, bây giờ phải chịu thua bọn hiệp sĩ trong triều.
- Đức thượng đế biến rủi thành may, cha xứ nói; hôm nay bại thì mai sẽ thắng. Xin ngài hãy bình tâm và chăm lo sức khoẻ vì hình như ngài mệt nhọc lắm vì bị thương.
- Đâu có! Tôi chỉ đau ê ẩm cả người vì bị tên Rôlđan mất giống đánh bằng một cây sồi. Chẳng qua hắn ta tức tối thấy tôi là một địch thủ đáng gờm. Nhưng tôi sẽ không phải là Râynalđô đê Môntalban nữa nếu sau khi bình phục, tôi không trị được nó mặc dù nó được pháp thuật che chở. Bây giờ, hãy cho tôi ăn đã vì đó là điều quan trọng nhất trong lúc này, còn việc trả thù là việc của tôi.
Ăn xong, Đôn Kihôtê lại lăn ra ngủ khiến ai cũng phải kinh ngạc về sự điên rồ của chàng.
Đêm hôm đó, bà quản gia đốt hết đống sách ngoài sân và cả đống sách trong nhà trong đó có những quyển đáng được lưu lại mãi mãi. Chẳng qua tại số phận của chúng như vậy và cũng do sự lười biếng của người kiểm tra, âu cũng là quít làm cam chịu.
Để triệt bệnh điên rồ của Đôn Kihôtê, Cha xứ và bác phó cạo bàn nhau xây tường bít cửa phòng sách để một khi Đôn Kihôtê tỉnh dậy sẽ không tìm ra, - nghĩa là muốn trừ hậu quả thì phải triệt bỏ nguyên nhân. Lúc đó, sẽ nói với chàng là có một pháp sư đã mang đi mất cả sách lẫn phòng. Việc xây kín phòng sách được tiến hành ngay.
Hai ngày sau, Đôn Kihôtê mới dậy; việc đầu tiên của chàng là đi thăm thú kho sách. Không thấy phòng sách đâu, chàng cứ quanh quẩn tìm kiếm; đến chỗ trước kia có cái cửa vào phòng, chàng lấy tay sờ soạng, nhìn ngang nhìn ngửa, chẳng nói chẳng rằng. Tìm mãi chẳng được, chàng mới hỏi bà quản gia phòng sách ở chỗ nào. Đã chuẩn bị sẵn câu trả lời, bà này đáp:
- Ông chủ tìm phòng sách nào cơ? Chả còn phòng sách nào và cũng chả còn sách vở gì trong nhà này nữa. Quỷ tha đi hết rồi.
- Không phải quỷ đâu, cậu ạ, cô cháu gái nói, mà là một lão pháp sư đấy. Ngay đêm hôm sau khi cậu ra đi, lão ta cưỡi rắn từ trên mây xuống, vào phòng sách làm gì chả biết; lát sau thấy lão từ mái nhà bay vút lên trời, còn trong nhà khói um. Khi bà quản gia và cháu chạy vào xem sự tình ra sao thì chả thấy sách và phòng đâu nữa. Nhưng chúng cháu nhớ rất rõ là lúc lão già độc ác ra đi, hắn nói to rằng vì có tư thù với chủ nhân kho sách nên hắn đến gây những tai hại mà rồi mọi người sẽ thấy; hắn còn xưng danh là pháp sư Munhatôn.
- Phrextôn chứ, Đôn Kihôtê chữa lại.
- Cũng chả biết là Phrextôn hay Phritôn nữa, bà quản gia đáp; chỉ nhớ tên hắn ta tận cùng bằng tôn.
- À, ra thế. Lão pháp sư tài giỏi đó là kẻ tử thù của ta. Hắn thù ghét ta vì hắn có phép đoán được rằng một ngày kia ta sẽ đánh bại một hiệp sĩ con cưng của hắn mà hắn không làm gì nổi. Vì vậy, hắn muốn gây khó khăn cho ta. Nhưng ta truyền đời cho hắn rằng hắn không thể cưỡng lại hoặc trốn tránh ý trời.
- Chắc là như vậy, cô cháu nói, nhưng thưa cậu, có ai bắt cậu mua dây buộc vào mình đâu. Cậu cứ ngồi nhà sống yên ổn có hơn đi khắp thiên hạ nhúng tay vào những chuyện gai góc không. Cậu cũng chẳng lạ gì câu tục ngữ nói rằng: xén lông cừu chẳng thấy, chỉ thấy bị gọt đầu.
- Ôi, cháu ta nghĩ sai quá! Trước khi người ta gọt đầu ta thì ta đã cạo và vặt trụi râu những kẻ dám đụng đến một sợi tóc của ta rồi.
Thấy Đôn Kihôtê nổi nóng, bà quản gia và cô cháu gái không cãi nữa.
Trong vòng nửa tháng trời, Đôn Kihôtê nằm nhà, thái độ rất bình thản, không hề tỏ ra có ý muốn lặp lại những hành động điên rồ trước kia. Nhưng, trong khi chuyện trò với Cha xứ và bác phó cạo, chàng vẫn cho rằng cần phải có những hiệp sĩ giang hồ trên đời này và phải làm sống lại nghề hiệp sĩ đó. Cha xứ có lúc phản đối, có lúc làm ra vẻ tán thành, cốt để dần dần thuyết phục bạn.
Trong khi đó, Đôn Kihôtê lân la rủ rê một bác thợ cày ở gần nhà. Bác này là người lương thiện - nếu như ta có thể dùng danh từ này đối với một người nghèo - nhưng phải một tội là kém thông minh. Trước những lời dỗ ngon dỗ ngọt của Đôn Kihôtê, cuối cùng bác nhận đi làm giám mã cho chàng. Chẳng hạn, Đôn Kihôtê bảo bác hãy sẵn sàng từ biệt những đống rơm rạ mà đi theo chàng vì có thể trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm nào đó, chàng sẽ chiếm được một hòn đảo và sẽ trao cho bác cai trị. Bị những lời hứa hẹn tốt đẹp cám dỗ, Xantrô Panxa (tên bác thợ cày) bỏ cả vợ con, nhà cửa, đi làm giám mã cho ông láng giềng.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, Đôn Kihôtê nhặt nhạnh tiền nong, bán cái này, cầm cái khác bằng một giá rẻ mạt, cuối cùng cũng được một món kha khá. Sau khi mượn được cái khiên của một người bạn, sửa sang lại chiếc mũ bẹp, chàng báo ngày giờ ra đi cho giám mã Xantrô Panxa để bác cũng chuẩn bị những thứ cần thiết; đặc biệt, Đôn Kihôtê căn dặn bác phải mang theo một cái túi hai ngăn. Bác giám mã hứa sẽ chu tất; ngoài ra, vì không quen đi bộ, bác muốn mang cả lừa nữa, một con lừa rất hay.
Nghe nói mang lừa, Đôn Kihôtê hơi suy nghĩ. Chàng cố nhớ xem có hiệp sĩ giang hồ nào để giám mã cưỡi lừa không nhưng không thấy. Tuy vậy, chàng cũng đồng ý cho Xantrô Panxa mang lừa, định bụng nếu sau đây đánh bại được một hiệp sĩ láo xược nào, chàng sẽ lấy ngựa của y cho bác cưỡi được đàng hoàng hơn. Chàng còn mang theo cả sơ-mi và một số vật dụng khác theo lời khuyên của lão chủ quán. Thế rồi, sau khi đã thu xếp xong xuôi, một đêm, hai người ra đi không một ai hay vì Xantrô Panxa không từ biệt vợ con, còn Đôn Kihôtê cũng chẳng dặn dò gì bà quản gia và cô cháu gái. Họ đi hối hả suốt đêm và đến sáng hôm sau, hai người mới chắc chắn là dù có ai tìm cũng không thấy họ được.
Ngồi trên lưng lừa với cái túi hai ngăn và bầu rượu, trông Xantrô Panxa như một lão trượng. Vừa đi, bác vừa mong mỏi chóng được làm thống đốc một hòn đảo như chủ đã hứa. Đôn Kihôtê vẫn theo con đường đã đi lần trước, nghĩa là qua cánh đồng Môntiel, nhưng chuyến đi lần này không đến nỗi vất vả lắm vì ánh nắng buổi sáng chiếu chênh chếch không làm chàng mệt nhọc. Xantrô Panxa mở đầu câu chuyện:
- Thưa ngài hiệp sĩ giang hồ, xin ngài chớ quên hòn đảo ngài đã hứa cho tôi. Dù nó rộng lớn đến đâu, tôi cũng cai trị được.
Này, anh bạn Xantrô Panxa, anh phải biết rằng xưa kia, những hiệp sĩ giang hồ thường có tục lệ phong cho giám mã cai trị các hòn đảo và các vương quốc mà họ chiếm được. Về phần ta, ta quyết không để mất một tục lệ hay ho như vậy. Ta còn định làm hơn thế nữa kia: nhiều hiệp sĩ chờ đến khi giám mã của họ gần kề miệng lỗ, không còn sức phục vụ, mới phong cho họ chức bá tước, hoặc quá lắm là hầu tước, và chỉ cho họ cai quản một cái thung lũng hay một tỉnh nhỏ mà thôi. Nếu như thầy trò ta còn sống mà đi với nhau, có thể chỉ trong sáu ngày ta sẽ chiếm được một vương quốc lớn gồm nhiều vương quốc nhỏ; khi đó, ta sẽ cho anh cai trị ngay một vương quốc. Anh cũng chớ lấy làm lạ; đó chỉ là những chuyện bình thường đối với người hiệp sĩ. Ta còn có thể dễ dàng cho anh nhiều hơn cả điều ta đã hứa.
- Nếu như vậy, một khi tôi lên làm vua do một phép kỳ lạ nào đó như ngài nói, bu nó nhà tôi là Huana Gutiêrêx sẽ thành hoàng hậu và các con tôi là hoàng tử, công chúa cả ư?
- Chứ sao! Ai dám nghi ngờ nào?
- Thưa, tôi ạ, vì tôi nghĩ rằng dù trời có mưa xuống bao nhiêu mũ miện cũng chẳng có cái nào vừa đầu vợ tôi đâu. Xin thưa với ngài rằng mụ ta không đáng giá hai xu thì bảo làm hoàng hậu thế nào được. Làm bà bá tước cũng đã quá lắm rồi, nếu được Chúa phù hộ.
- Xantrô, hãy trông nhờ Thượng đế. Người sẽ dành cho vợ anh một địa vị thích hợp. Còn anh cũng chớ quá tự hạ mình không dám nhận chức thống đốc.
- Thưa ngài, tôi không dám thế nữa. Vả chăng có một ông chủ tốt bụng như ngài, tôi tin chắc sẽ được xếp đặt đúng nơi đúng chỗ và sẽ gánh vác được công việc.
Tới đây, bỗng thấy Đôn Kihôtê kêu to:
- Lại đây, hỡi các hiệp sĩ dũng cảm! Đã đến lúc phải tỏ rõ sức mạnh của những cánh tay dũng cảm kẻo bọn Đình thần sắp thắng cuộc rồi.
Mọi người đành bỏ dở cuộc kiểm tra chạy vội tới. Và nghe đâu cả những tác phẩm của Luix đê Avila còn nằm trong đống sách, chưa ai kịp xem, như La Carôlêa và Lêôn nước Tây Ban Nha, ca ngợi những chiến công của Hoàng đế, đều bị thui sạch. Nếu Cha xứ còn thời giờ xem xét, có lẽ chúng không đến nỗi phải chịu một hình phạt quá nặng nề như vậy.
Tới nơi, mọi người thấy Đôn Kihôtê đang đứng dưới đất, tỉnh như sáo, mồm hò hét luyên thuyên, tay cầm giáo phang loạn xạ. Họ vội ôm ghì lấy chàng dìu lên giường. Sau khi đã trở lại bình tĩnh hơn, Đôn Kihôtê quay sang nói với Cha xứ:
- Thưa đức tổng giám mục Turpin, thật vô cùng nhục nhã. Chúng tôi gồm mười hai vị lão thần, đã chiếm phần thắng trong ba ngày hôm nay, bây giờ phải chịu thua bọn hiệp sĩ trong triều.
- Đức thượng đế biến rủi thành may, cha xứ nói; hôm nay bại thì mai sẽ thắng. Xin ngài hãy bình tâm và chăm lo sức khoẻ vì hình như ngài mệt nhọc lắm vì bị thương.
- Đâu có! Tôi chỉ đau ê ẩm cả người vì bị tên Rôlđan mất giống đánh bằng một cây sồi. Chẳng qua hắn ta tức tối thấy tôi là một địch thủ đáng gờm. Nhưng tôi sẽ không phải là Râynalđô đê Môntalban nữa nếu sau khi bình phục, tôi không trị được nó mặc dù nó được pháp thuật che chở. Bây giờ, hãy cho tôi ăn đã vì đó là điều quan trọng nhất trong lúc này, còn việc trả thù là việc của tôi.
Ăn xong, Đôn Kihôtê lại lăn ra ngủ khiến ai cũng phải kinh ngạc về sự điên rồ của chàng.
Đêm hôm đó, bà quản gia đốt hết đống sách ngoài sân và cả đống sách trong nhà trong đó có những quyển đáng được lưu lại mãi mãi. Chẳng qua tại số phận của chúng như vậy và cũng do sự lười biếng của người kiểm tra, âu cũng là quít làm cam chịu.
Để triệt bệnh điên rồ của Đôn Kihôtê, Cha xứ và bác phó cạo bàn nhau xây tường bít cửa phòng sách để một khi Đôn Kihôtê tỉnh dậy sẽ không tìm ra, - nghĩa là muốn trừ hậu quả thì phải triệt bỏ nguyên nhân. Lúc đó, sẽ nói với chàng là có một pháp sư đã mang đi mất cả sách lẫn phòng. Việc xây kín phòng sách được tiến hành ngay.
Hai ngày sau, Đôn Kihôtê mới dậy; việc đầu tiên của chàng là đi thăm thú kho sách. Không thấy phòng sách đâu, chàng cứ quanh quẩn tìm kiếm; đến chỗ trước kia có cái cửa vào phòng, chàng lấy tay sờ soạng, nhìn ngang nhìn ngửa, chẳng nói chẳng rằng. Tìm mãi chẳng được, chàng mới hỏi bà quản gia phòng sách ở chỗ nào. Đã chuẩn bị sẵn câu trả lời, bà này đáp:
- Ông chủ tìm phòng sách nào cơ? Chả còn phòng sách nào và cũng chả còn sách vở gì trong nhà này nữa. Quỷ tha đi hết rồi.
- Không phải quỷ đâu, cậu ạ, cô cháu gái nói, mà là một lão pháp sư đấy. Ngay đêm hôm sau khi cậu ra đi, lão ta cưỡi rắn từ trên mây xuống, vào phòng sách làm gì chả biết; lát sau thấy lão từ mái nhà bay vút lên trời, còn trong nhà khói um. Khi bà quản gia và cháu chạy vào xem sự tình ra sao thì chả thấy sách và phòng đâu nữa. Nhưng chúng cháu nhớ rất rõ là lúc lão già độc ác ra đi, hắn nói to rằng vì có tư thù với chủ nhân kho sách nên hắn đến gây những tai hại mà rồi mọi người sẽ thấy; hắn còn xưng danh là pháp sư Munhatôn.
- Phrextôn chứ, Đôn Kihôtê chữa lại.
- Cũng chả biết là Phrextôn hay Phritôn nữa, bà quản gia đáp; chỉ nhớ tên hắn ta tận cùng bằng tôn.
- À, ra thế. Lão pháp sư tài giỏi đó là kẻ tử thù của ta. Hắn thù ghét ta vì hắn có phép đoán được rằng một ngày kia ta sẽ đánh bại một hiệp sĩ con cưng của hắn mà hắn không làm gì nổi. Vì vậy, hắn muốn gây khó khăn cho ta. Nhưng ta truyền đời cho hắn rằng hắn không thể cưỡng lại hoặc trốn tránh ý trời.
- Chắc là như vậy, cô cháu nói, nhưng thưa cậu, có ai bắt cậu mua dây buộc vào mình đâu. Cậu cứ ngồi nhà sống yên ổn có hơn đi khắp thiên hạ nhúng tay vào những chuyện gai góc không. Cậu cũng chẳng lạ gì câu tục ngữ nói rằng: xén lông cừu chẳng thấy, chỉ thấy bị gọt đầu.
- Ôi, cháu ta nghĩ sai quá! Trước khi người ta gọt đầu ta thì ta đã cạo và vặt trụi râu những kẻ dám đụng đến một sợi tóc của ta rồi.
Thấy Đôn Kihôtê nổi nóng, bà quản gia và cô cháu gái không cãi nữa.
Trong vòng nửa tháng trời, Đôn Kihôtê nằm nhà, thái độ rất bình thản, không hề tỏ ra có ý muốn lặp lại những hành động điên rồ trước kia. Nhưng, trong khi chuyện trò với Cha xứ và bác phó cạo, chàng vẫn cho rằng cần phải có những hiệp sĩ giang hồ trên đời này và phải làm sống lại nghề hiệp sĩ đó. Cha xứ có lúc phản đối, có lúc làm ra vẻ tán thành, cốt để dần dần thuyết phục bạn.
Trong khi đó, Đôn Kihôtê lân la rủ rê một bác thợ cày ở gần nhà. Bác này là người lương thiện - nếu như ta có thể dùng danh từ này đối với một người nghèo - nhưng phải một tội là kém thông minh. Trước những lời dỗ ngon dỗ ngọt của Đôn Kihôtê, cuối cùng bác nhận đi làm giám mã cho chàng. Chẳng hạn, Đôn Kihôtê bảo bác hãy sẵn sàng từ biệt những đống rơm rạ mà đi theo chàng vì có thể trong một cuộc phiêu lưu mạo hiểm nào đó, chàng sẽ chiếm được một hòn đảo và sẽ trao cho bác cai trị. Bị những lời hứa hẹn tốt đẹp cám dỗ, Xantrô Panxa (tên bác thợ cày) bỏ cả vợ con, nhà cửa, đi làm giám mã cho ông láng giềng.
Để chuẩn bị cho chuyến đi, Đôn Kihôtê nhặt nhạnh tiền nong, bán cái này, cầm cái khác bằng một giá rẻ mạt, cuối cùng cũng được một món kha khá. Sau khi mượn được cái khiên của một người bạn, sửa sang lại chiếc mũ bẹp, chàng báo ngày giờ ra đi cho giám mã Xantrô Panxa để bác cũng chuẩn bị những thứ cần thiết; đặc biệt, Đôn Kihôtê căn dặn bác phải mang theo một cái túi hai ngăn. Bác giám mã hứa sẽ chu tất; ngoài ra, vì không quen đi bộ, bác muốn mang cả lừa nữa, một con lừa rất hay.
Nghe nói mang lừa, Đôn Kihôtê hơi suy nghĩ. Chàng cố nhớ xem có hiệp sĩ giang hồ nào để giám mã cưỡi lừa không nhưng không thấy. Tuy vậy, chàng cũng đồng ý cho Xantrô Panxa mang lừa, định bụng nếu sau đây đánh bại được một hiệp sĩ láo xược nào, chàng sẽ lấy ngựa của y cho bác cưỡi được đàng hoàng hơn. Chàng còn mang theo cả sơ-mi và một số vật dụng khác theo lời khuyên của lão chủ quán. Thế rồi, sau khi đã thu xếp xong xuôi, một đêm, hai người ra đi không một ai hay vì Xantrô Panxa không từ biệt vợ con, còn Đôn Kihôtê cũng chẳng dặn dò gì bà quản gia và cô cháu gái. Họ đi hối hả suốt đêm và đến sáng hôm sau, hai người mới chắc chắn là dù có ai tìm cũng không thấy họ được.
Ngồi trên lưng lừa với cái túi hai ngăn và bầu rượu, trông Xantrô Panxa như một lão trượng. Vừa đi, bác vừa mong mỏi chóng được làm thống đốc một hòn đảo như chủ đã hứa. Đôn Kihôtê vẫn theo con đường đã đi lần trước, nghĩa là qua cánh đồng Môntiel, nhưng chuyến đi lần này không đến nỗi vất vả lắm vì ánh nắng buổi sáng chiếu chênh chếch không làm chàng mệt nhọc. Xantrô Panxa mở đầu câu chuyện:
- Thưa ngài hiệp sĩ giang hồ, xin ngài chớ quên hòn đảo ngài đã hứa cho tôi. Dù nó rộng lớn đến đâu, tôi cũng cai trị được.
Này, anh bạn Xantrô Panxa, anh phải biết rằng xưa kia, những hiệp sĩ giang hồ thường có tục lệ phong cho giám mã cai trị các hòn đảo và các vương quốc mà họ chiếm được. Về phần ta, ta quyết không để mất một tục lệ hay ho như vậy. Ta còn định làm hơn thế nữa kia: nhiều hiệp sĩ chờ đến khi giám mã của họ gần kề miệng lỗ, không còn sức phục vụ, mới phong cho họ chức bá tước, hoặc quá lắm là hầu tước, và chỉ cho họ cai quản một cái thung lũng hay một tỉnh nhỏ mà thôi. Nếu như thầy trò ta còn sống mà đi với nhau, có thể chỉ trong sáu ngày ta sẽ chiếm được một vương quốc lớn gồm nhiều vương quốc nhỏ; khi đó, ta sẽ cho anh cai trị ngay một vương quốc. Anh cũng chớ lấy làm lạ; đó chỉ là những chuyện bình thường đối với người hiệp sĩ. Ta còn có thể dễ dàng cho anh nhiều hơn cả điều ta đã hứa.
- Nếu như vậy, một khi tôi lên làm vua do một phép kỳ lạ nào đó như ngài nói, bu nó nhà tôi là Huana Gutiêrêx sẽ thành hoàng hậu và các con tôi là hoàng tử, công chúa cả ư?
- Chứ sao! Ai dám nghi ngờ nào?
- Thưa, tôi ạ, vì tôi nghĩ rằng dù trời có mưa xuống bao nhiêu mũ miện cũng chẳng có cái nào vừa đầu vợ tôi đâu. Xin thưa với ngài rằng mụ ta không đáng giá hai xu thì bảo làm hoàng hậu thế nào được. Làm bà bá tước cũng đã quá lắm rồi, nếu được Chúa phù hộ.
- Xantrô, hãy trông nhờ Thượng đế. Người sẽ dành cho vợ anh một địa vị thích hợp. Còn anh cũng chớ quá tự hạ mình không dám nhận chức thống đốc.
- Thưa ngài, tôi không dám thế nữa. Vả chăng có một ông chủ tốt bụng như ngài, tôi tin chắc sẽ được xếp đặt đúng nơi đúng chỗ và sẽ gánh vác được công việc.
No comments:
Post a Comment