Saturday, August 26, 2017
Câu chuyện về một chú dế lửa – NGUYỄN BÁ TRÌNH
Ở xóm Cồn Tàu bọn trẻ rất khoái trò chơi đá dế. Mỗi cu cậu ít ra cũng có một hai lon nuôi vài ba con dế. Thời gian gần đây chú dế Lửa của cu Lâm đã đoạt chức vô địch. Tất cả các con dế khác của đám trẻ trong xóm đều lần lượt bị dế Lửa bẻ càng từ hiệp đầu. Nhất dế vô địch vạn cốt tiêu. Dế Lửa đoạt chức vô địch trên xác chết của không biết bao nhiêu chú dế khác. Bởi vì chú dế nào khi bị loại khỏi vòng chiến đều bị chủ ném cho gà chọi xơi. Vậy là cốt tiêu chứ làm gì được cốt khô. Thế rồi một hôm thằng cu Toại bắt được một con dế Than cực lớn. Giọng dế Than reo lên nghe như chuông đồng chùa Bà Hỏa. Vậy là chắc chắn sẽ xẩy ra một cuộc ác chiến một mất một còn giữa dế Than và dế Lửa. Dế Lửa chưa gặp dế Than nhưng nghe chủ nó nói dế Than tuổi còn trẻ nhưng có sức địch muôn người. Nó lấy làm lo. Dù sức vóc nó to lớn nhưng đã có tuổi. Liệu kinh nghiệm trận mạc có giúp gì nó không? Hơn nữa qua một đời đâm chém nó đã ghê tởm mùi máu. Giờ thì nó muốn tạo chút đức cho con cháu. Nhưng không thể được. Khi chủ nó đã ném vào đấu trường thì chỉ có hai con đường : Chiến thắng hoặc bị ném cho gà chọi xơi. Cả hai con đường đó nó đều không muốn giẫm chân lên.
Đêm nay dế Lửa trằn trọc không ngủ được. Có kế sách gì cho vẹn toàn? Làm sao khỏi mang tội giết thêm một mạng người nữa mà mình cũng khỏi bị mạng vong?
Đang trằn trọc, chợt dế Lửa nghe trong bóng tối có tiếng thì thầm: ”Giả bị kiến cắn”.
-Ai đó? Dế Lửa lên tiếng hỏi.
Nó không biết đó là chú thằn lằn có một lần bị tai nạn, khát nước gần chết, đã được nó mang nước đến cho uống và cứu sống. Kể từ lúc biết dế Lửa bị người chơi dế bắt, thằn lằn luôn theo sát để tìm cách cứu.
Lát sau giọng đó lại thì thầm: ”Giả bị kiến cắn”.
Chợt dế Lửa kêu lên: Ta hiểu rồi.
Tức thì dế Lửa nhảy loạn xạ, miệng không ngớt reo “reng reng reng “. Cu Lâm đang ngủ nửa đêm nghe dế kêu thảng thốt, bật người vùng dậy, miệng lẩm bẩm: Chết rồi! Dế Lửa bị kiến cắn. Cu Lâm vội chạy đến lon dế, mắt nhắm mắt mở kéo lớp vải che, xem dế có bị kiến cắn không. Chỉ chờ có thế, dế Lửa búng một cái vào bóng tối.
Đang chui rúc dưới gốc cỏ tìm chỗ ẩn náu, dế Lửa lại nghe tiếng thì thầm lúc nãy:
-Chúc bình yên. Chẳng còn gì đáng sợ nữa đâu.
Dế Lửa ngạc nhiên hỏi:
-Ngươi là ai mà có lòng giúp ta?
Giọng đó trả lời:
– Ta là ai, bạn đừng bận tâm. Bạn chỉ cần nhớ điều nầy:
Ai có lòng quan tâm đến mọi người, thì người đó sẽ được mọi người quan
tâm lại.
Sáng hôm sau cu Lâm ra vườn hoa, chợt nghe tiếng dế gáy râm ran. Lấy làm lạ, cậu chưa bao giờ nghe tiếng dế gáy hay như thế.
19/8/10 – Nguyễn Bá Trình.
CÀNH ĐÀO PHIÊN CHỢ CUỐI NĂM
Truyện ngắn của Võ Anh Cương
Tôi không về quê ăn Tết. Khi quyết định như vậy, tôi buồn lắm, nhưng không thể nào khác hơn khi trong túi tôi không còn đủ một trăm thì lấy đâu ra tiền để đi tàu xe, mà tàu xe ngày tết không phải ít tiền, vậy chỉ còn cách nằm trong phòng trọ mấy ngày xuân, nhìn thiên hạ vui chơi mà lòng ủ rũ buồn?
Thằng Tiến tìm tôi vào ngày 23, ngày ông Táo về trời. Nó nói “mày đi làm không, kiếm tí tiền lẻ chứ nằm khèo ở nhà buồn chết?”, ra vẻ uể oải tôi đáp “được thôi, chờ tao tí”, nói thế chứ lòng tôi vui lắm. Khoác chiếc áo ấm vào tôi nghĩ “không biết thằng này giở trò gì, mặc nó, trò gì mình cũng chơi”. Hai đứa chạy xe ra trung tâm thành phố. Phố vắng, ngày này những kẽ xa quê đã bắt đầu hành trình về quê ăn Tết rồi, bạn tôi cũng vậy chúng đã về hết, phố xá bỗng nhiên như rộng hơn mọi ngày. Ôi ước gì tôi cũng có mặt ở nhà trong những ngày này, mẹ vui lắm, tất nhiên, em gái vui lắm, tất nhiên và ….
Thằng Tiến cười với một cô diêm dúa “cháu chào cô, đây là bạn cháu, nó muốn kiếm một chân phụ việc, được không cô?”. Bà cô nhìn tôi lom lom, mày nhíu lại “bữa nay chưa có việc chi, ngày 29 mới khai mạc hội chợ Tết, cháu ra đây cô sẽ “bố trí” việc cho!”.
Tôi và Tiến cám ơn rối rít, tôi thận trọng cất cái danh thiếp của cô Vy vào cái ví bèo nhèo mỏng lét của mình. Thằng Tiến rủ “về nhà tao chơi đi”. Tôi chả biết làm gì thì đi theo nó thôi. Trời se lạnh, nhà nó ở hơi xa, một xóm vắng làm vườn. Những luống rau đang run rẫy trong cơn gió lạnh, xe chạy qua mấy dãy nhà lợp ny lông rách chúng tôi bỏ qua rồi rẽ vào một con đường đất. Nhà Tiến cũng không lớn lắm, ba mẹ nó làm vườn và có được mấy sào đất cũng đủ để nuôi nấng bốn người. Tôi gật đầu nói “cháu chào chú”, “vào nhà chơi đi cháu, cháu không về quê ăn Tết sao?”. Ông bố Tiến nói tiếp “cháu không về, qua nhà chú ăn Tết cho đỡ nhớ nhà?”. Tôi nghĩ chắc là thằng bạn dễ thương này đã kể chuyện tôi quyết định không về quê ăn Tết cho cả nhà nó biết rồi, cái thằng… “Đừng ngại gì cả, tao lúc trước cũng như “bay” thôi, vào xứ này làm ăn đến khi tết nhứt, trong túi lại không có một đồng…, mà thôi, Tiến ơi con lấy mấy củ khoai mẹ mới luộc mời bạn ăn đi”. Quà quê bao giờ cũng mang đến trong tôi những hoài niệm. “Quê mình trồng khoai ngon lắm, khoai trồng đất cát mà…mà nơi nào khoai ngon chính là vùng đất nghèo kiết xác, người ta trưởng thành rồi bỏ quê ra đi tìm cái ăn….đến khi khá giả, trở về quê thì ngoài kỷ niệm chẳng còn gì cả…”. Ai đã nói với tôi những cảm nghĩ đứt đoạn như vậy? Ai chứ? Tiến nói “ăn đi mày, mày biết ông già tao trồng chỉ có mấy vồng thôi, để đỡ nhớ quê đó mậy”. Tôi ngơ ngác, ăn khoai để nhớ quê? Ai nhỉ? Thôi đúng rồi, ông già Chín! Những trang viết đầy chất tự sự của một ông già buồn ngồi một mình ngoài hàng hiên chỉ để nghe một tiếng chim hót trong lùm mận vườn nhà, sao tôi lại nhớ đến ông ấy trong buổi sáng ngày cuối năm như vậy chứ?
Thằng Tiến kéo tôi vào phòng nó, đó là một căn gác xép thấp lè tè, những dẫu sao cũng là một chốn riêng tư, chẳng bù cho tôi, ba thằng lớn bộn sống chung trong một căn phòng thuê mười hai mét vuông, mùi người nồng đậm suốt cả ngày! Thằng Tiến nói chiều nay nó chở tôi về xóm trọ lấy đồ. Tôi ầm ừ, cái thằng cũng lạ, tôi đã trả lời nó đâu cơ chứ? Nhớ lại lời ông già nó, giọng miền trung nhiệt thành khiến tôi không dám nói ra cái ý nghĩ của mình. Một mình cô đơn trong ngày Tết, chưa biết ý vị thế nào chứ buồn là điều không thể tránh. Và cả đói nữa, một ngày ba cữ mỳ tôm đủ để chống đói chờ qua Tết và không biết những gì chờ đợi mình phía tương lai?
“Anh Bá nói, mày nghĩ lại đi, bỏ đi, đừng học nữa, học làm cái đách chi không biết, mày cứ theo tao, sức dài vai rộng thì cái ăn cái mặc mày đủ sức giành giật với đời. Tôi cười im lặng. Anh Bá lại giảng một thôi một hồi về cái sự kiếm tiền trong thời buổi này, cái sự học của tôi không có trong những cuộc kiếm tiền…dễ ợt của anh. Anh nói đến nỗi tôi phải gào lên “em hiểu rồi” dù tôi chưa hiểu gì cả. Bởi vì trong lúc tràng đạn ngôn ngữ của anh nả về phía tôi, tôi lại nhớ đến lời mẹ tôi “trước khi cha con chết, cha dặn mẹ phải cho anh em con học đến nơi đến chốn, vậy mà mẹ lại để cho con đi kiếm sống thế này….”. Anh Bá bỗng im lặng, chiếu rượu cũng im lặng theo, bên ngoài trời lạnh, tiếng côn trùng hình như cũng vì vậy mà im luôn? Anh Bá cầm ly rượu lên nói làm chút đi rồi tao tính. Tôi nín hơi nhấp một chút, “rượu không dung nạp mày đâu, Châu ạ”, tôi lại không muốn anh Bá buồn nên cố nuốt đánh ực hớp rượu nhỏ xuống dạ dày. Nhìn cái ly chỉ vơi một chút, một thằng trong chiếu rượu giật lấy và đổ vào miệng tôi cùng lúc với một thằng khác bóp miệng tôi ra. Chỉ còn biết nuốt, nuốt cái đắng cay vào bao tử đang lép xẹp của mình. Máu tôi chạy rần rần, mấy thằng trong chiếu rượu cười như điên, nhìn chúng cười tôi bỗng nổi khùng, tôi giật lấy chiếc ca màu vàng và cứ thế dốc chỗ rượu vào họng mình. Mấy thằng im bặt nhìn tôi. Một thằng nói “thôi đừng bắt nó uống nữa, nhìn nó tao thấy nó giống thằng em tao!”. “Thằng em mày mà giống thằng Châu à?”. Một thằng hỏi và cười chế diễu. “Nó giống chỗ khác kìa, thằng em tao thấy gì cũng đọc, trong lúc tao đi đánh lộn, nó đọc, tao đánh bài tú lơ khơ, nó đọc, tao hái trộm ổi nhà bên cạnh, nó cũng đọc. Nó đọc bất cứ thứ gì mà nó vớ được, đọc quên cả trời đất”. “Bây giờ nó trở thành ông tiến sĩ kĩ sư gì rồi?”. Thằng châm chọc tiếp tục truy. Thằng kể chuyện thằng em ham đọc không cười hưởng ứng, nó im lặng, lát sau nó nói “em tao chết rồi!”. Cả năm người chúng tôi nín lặng, không ai hỏi vì sao thằng nhỏ chết. Thằng kể chuyện đứa em không đợi ai hỏi, nó nói một thôi một hồi. Trong hương nồng nàn của rượu, tôi lỏm bỏm hiểu, cái thằng ấy bỏ vào rừng làm lâm tặc, nghèo mà, mùa mưa năm ngoái, nó suýt chết trong một trận lũ rừng, khi trở về nhà, căn nhà tranh của nó, nơi mà nó cứ tưởng rằng mạ và các em của nó chờ đón nó, nó sẽ chạy a lại ôm mạ và nói con sẽ không đi mô nữa, con ở nhà với mạ có cháo ăn cháo có rau ăn rau….Vậy mà khi nó về, căn nhà nó giờ trở thành một bãi sỏi đá ngổn ngang. “Chắc cơn lũ rừng quét tau không chết, nó quét mạ và ba đứa em tau…chúng nó còn nhỏ quá, chưa có ngày mô sung sướng!”. Tôi say, trong cơn say đầu đời, tôi nghe chúng nó bàn chuyện làm ăn với anh Bá, tôi cười khinh, mặc kệ anh Bá với mấy thằng đàn em, mặc kệ ngày mai. Tôi chỉ nhớ lờ mờ rằng anh Bá và chúng nó chỉ cho phép tôi một tuần đi làm một lần vào ngày thứ bảy. Tôi muốn hét vào mặt chúng rằng làm một thằng khuân vác có cái chi là hãnh diện mà chúng mày chỉ cho tao làm mỗi một ngày? Nhưng tôi kịp nghĩ lại, một ngày hơn trăm bạc cũng giúp tôi sống sót cả tuần. Anh Bá nói như giảng hoà “tụi mày thương thằng Châu là tốt rồi”. Tôi say”.
“Anh Bá và ba thằng đệ cũng đã về quê! Cái thằng không còn ai chờ đón cũng đã về quê, tao thì mẹ và em gái đang chờ ngày đêm lại đón Tết một mình, mày thấy có buồn không?”. Thằng Tiến thành thực “tao không biết, tao chưa lâm vào cảnh đó bao giờ, mà nè, mai mày đi bán hoa đào với tao không?”. Sao lại không cơ chứ, một ý kiến tuyệt vời của một thằng bạn tuyệt vời.
“Mua đào chưng tết chú ơi!”, “mua đào đón xuân đi cô”….Tôi không ngờ mình cũng dẽo miệng đến thế. Vườn đào nhà Tiến chỉ con độ dăm cành, cứ đà này đến chiều 30 chắc là bán hết. Một cô gái cứ đi đi lại lại nãy giờ, trên tay cầm xấp vé số, một con nhỏ bán vé số như hằng hà sa số những đứa con gái bỏ quê vào đây bán vé số, đi làm thuê đủ thứ. Nhưng con nhỏ này trông là lạ, nó hơi buồn. Khi nghĩ đến chữ buồn, tôi chú ý hơn đến con bé. Nó thấy tôi nhìn nhìn, có lẽ nó sợ nên lãng ra xa. Tôi vờ như không chú ý đến nó, nhưng nó không qua khỏi mắt tôi, dù chỉ một giây! Nó muốn gì vậy nhỉ? Thôi kệ, tôi làm sao biết hết chuyện đời, chỉ chuyện của mình thôi cũng không kham nỗi huống hồ lại là một đứa con gái?
“Anh Bá và ba thằng đệ cũng đã về quê! Cái thằng không còn ai chờ đón cũng đã về quê, tao thì mẹ và em gái đang chờ ngày đêm lại đón Tết một mình, mày thấy có buồn không?”. Thằng Tiến thành thực “tao không biết, tao chưa lâm vào cảnh đó bao giờ, mà nè, mai mày đi bán hoa đào với tao không?”. Sao lại không cơ chứ, một ý kiến tuyệt vời của một thằng bạn tuyệt vời.
“Mua đào chưng tết chú ơi!”, “mua đào đón xuân đi cô”….Tôi không ngờ mình cũng dẽo miệng đến thế. Vườn đào nhà Tiến chỉ con độ dăm cành, cứ đà này đến chiều 30 chắc là bán hết. Một cô gái cứ đi đi lại lại nãy giờ, trên tay cầm xấp vé số, một con nhỏ bán vé số như hằng hà sa số những đứa con gái bỏ quê vào đây bán vé số, đi làm thuê đủ thứ. Nhưng con nhỏ này trông là lạ, nó hơi buồn. Khi nghĩ đến chữ buồn, tôi chú ý hơn đến con bé. Nó thấy tôi nhìn nhìn, có lẽ nó sợ nên lãng ra xa. Tôi vờ như không chú ý đến nó, nhưng nó không qua khỏi mắt tôi, dù chỉ một giây! Nó muốn gì vậy nhỉ? Thôi kệ, tôi làm sao biết hết chuyện đời, chỉ chuyện của mình thôi cũng không kham nỗi huống hồ lại là một đứa con gái?
“Anh ơi cành đào này bao nhiêu vậy?”. Tôi ngước lên, con bé vé số, tôi đáp “một trăm”, con bé nói “bớt cho em đi anh?”. Tôi nhìn nó, nó không nhìn tôi mà nhìn vào cành hoa đào. Đó là cành đào cuối cùng của tôi chiều nay, nụ hoa đang lớt phớt lẫn trong đám lộc xanh, là cành đào phai nhỏ nhất trong chợ đào cuối năm. Tôi hỏi dù đã biết câu trả lời “em bán vé số hả”, nó gật đầu, hình như lấy hết can đảm nó trả giá. “Em con năm chục anh bán cho em đi?”. Tôi nhíu mày “mà em mua làm gì chứ?”. Hỏi xong tôi biết mình hớ bèn cười trừ “vì anh thấy chưa ai bán vé số mà mua đào chưng Tết cả”. Con bé không để ý đến câu nói của tôi, em chăm chăm nhìn cành đào đang hé nụ. “Nghen anh, năm chục, em chỉ có nhiêu thôi!”. “Em nói đi, mua tặng ai à?”. “Em tặng mẹ em”. Tôi nhướng mắt, nhìn nó chờ nói tiếp. Quả nhiên nó nói thật, lần này là một câu dài.
“Mẹ em thích hoa đào lắm, mỗi lần Tết đến, mẹ nói với em ước gì nhà mình có một cành đào chưng ba ngày Tết, mà bao nhiêu năm rồi nhà em không có cành đào nào cả, nhà trọ mà anh, nhỏ xíu chỗ đâu chưng, mà tiền thì…”. Tôi hỏi “mẹ em ở đâu?”. Nó ngước nhìn tôi, tôi thấy trong mắt nó ngấn nước mắt. “Mẹ em chết rồi, chiều 28 Tết năm ngoái, mẹ bị xe tông, em mua cành đào lên mộ mẹ!”. Tôi không nghĩ câu hỏi của mình lại động chạm đến nơi sâu thẳm của con bé, tôi mím môi và lẳng lặng lấy cành hoa đào ra khỏi chậu nước và dúi vào tay con bé. “Em cầm lấy lên viếng mộ mẹ”. Nó ngớ người khi tôi không lấy tiền. Nó đâu biết rằng tôi chùi nước mắt khi nó vừa quay đi. Ôi con bé….
“Tao sẽ đưa tiền cho mẹ mi đúng chiều 30, đừng lo, mà sao chỉ có vậy?”. Tôi không biết phải trả lời chú Tính ra sao bèn cười cười và chào chú tôi về. Thằng Tiến nói “đi uống cà phê, kệ ổng, với ổng đó là số tiền quá nhỏ, với mày trong đó còn có mùa xuân cho mẹ”.
“Tao sẽ đưa tiền cho mẹ mi đúng chiều 30, đừng lo, mà sao chỉ có vậy?”. Tôi không biết phải trả lời chú Tính ra sao bèn cười cười và chào chú tôi về. Thằng Tiến nói “đi uống cà phê, kệ ổng, với ổng đó là số tiền quá nhỏ, với mày trong đó còn có mùa xuân cho mẹ”.
Ngày mai đã là tiết lập xuân.
VAC
12/2010
Liên hệ: Nguyễn Hữu Cương
Đ/c: Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng
02 Yersin Đà Lạt
Đ/c: Trung tâm Văn hóa tỉnh Lâm Đồng
02 Yersin Đà Lạt
Con chim nhỏ trong lồng.
Con chim nhỏ trong lồng.
Elena Pucillo Truong
Nguyên tác : L’uccellino in gabia
Của Elena Pucillo Truong
(Bản dịch của Trương Văn Dân)
Ngồi lên cạnh giường, đôi mắt tôi hết nhìn bàn tay khẳng khiu đặt trước bụng đến nhìn chiếc va li nhỏ mà trong đó phải bỏ vào tất cả đời mình.
– – Má chọn những thứ cần đem theo, còn việc khác cứ để con lo! Trong tai tôi còn lùng bùng giọng nói thiếu thân thiện, ngạo mạn và không chút kính nể của đứa con dâu lúc mang chiếc vali để tôi thu xếp những thứ cần thiết trước khi dời đến nhà mới.
Vậy là tôi phải vĩnh viễn rời bỏ căn nhà rộng rãi và thoáng mát, nơi mà tôi từng sống như một người vợ được yêu thương và hạnh phúc. Được yêu thương… cho tới lúc chồng còn sống… Còn sau đó… thì tôi sống mà như đã chết… sống như một kẻ lạ mặt trong nhà của mình vì đứa con dâu mới thật là bà chủ, là người quyết định, và bằng thủ đoạn tàn nhẫn và nham hiểm nó còn cướp mất lòng yêu thương của đứa con trai rồi từng ngày, từng ngày nó còn xéo nát từng mảnh tim tôi.
Khó nhọc đứng lên, tôi bước đến chiếc tủ quần áo, cảm giác như vừa mở ra cuốn album với những tấm ảnh vàng vọt bởi thời gian. Bao nhiêu là quần áo! Treo, móc đó mà bấy lâu nay tôi chưa bao giờ đụng tới! Đây rồi, hai chiếc áo sơ mi, hai chiếc quần, một bộ đồ, vài mảnh đồ lót… chỉ có thế mà chiếc vali đã đầy ứ rồi, tôi còn có thể bỏ thêm gì vào nữa?
Nhưng thực ra tôi có cần gì những thứ áo quần! Cái mà tôi cần chính là chiếc khung hình đặt trên chiếc bàn nhỏ bên giường. Bao năm rồi tôi chưng khung hình lên đó để nó là hình ảnh cuối cùng mà tôi nhìn thấy trước khi ngủ và cũng là hình ảnh đầu tiên khi tôi vừa tỉnh dậy. Đứa con dâu khốn nạn có thể lấy đi hết thảy, nhà cửa, quần áo, vàng bạc, con trai… nhưng không thể cướp đoạt những giây phút hạnh phúc của tôi và chồng đứng ôm nhau quay lưng về phía biển trong một buổi sáng rực rỡ ánh mặt trời.
Một khoảnh khắc tuyệt vời đã được giữ lại, mãi mãi, và gợi nhớ biết bao kỷ niệm.
Bao nhiêu say mê, bao nhiêu tình yêu đã từng có trong đời tôi! Tôi nhìn tôi trong tấm kiếng khi đóng lại cửa tủ, tuổi trẻ đã đi qua và mái tóc bồng bềnh như mây của tôi cũng đã điểm bạc hồi nào không hay. Trên khuôn mặt nhăn nheo chỉ còn lại đôi chút ấu vết của thời gian đó, màu biển trong mắt, nhưng khi mở ra trước sự thật tôi chỉ thấy bóng tối của nỗi cô đơn.
Hai hốc mắt của tôi vẫn còn xanh nhưng không có chút ánh sáng. Sự thiếu thốn tình cảm đã và đang dồn ép tôi vào giữa những bức tường quen biết ở nhà mình. Không ai đoái hoài gì đến tôi, chẳng ai thèm hỏi ý kiến và chẳng có ai bận tâm là tôi sẽ khổ sở biết bao khi phải sống trong căn hộ của một chung cư mà chỉ vừa nghĩ đến tôi đã thấy mình ngộp thở.
&
Và đúng như vậy, chỉ sau một tháng tôi đã thấy đời sống ở căn hộ ở tầng thứ 15 thật ngột ngạt. Với tôi, đời sống chỉ có ở bên ngoài cửa sổ, dưới đó tôi được nhìn những con người và đồ vật liên tục chuyển động giống đàn kiến hấp tấp, vội vã trước cơn mưa chiều.
Bị giam hãm giữa bốn bức tường, tôi như chết từng ngày, lặng lẽ ngồi cô đơn trên thành giường mà chẳng có căn phòng riêng nào để trú ẩn. Những tiếng động bên kia bức tường là của những người xa lạ, của những người hàng xóm không quen, lạnh lùng, vô cảm trước những nỗi đau của tôi.
Chẳng biết có chuyện gì xảy ra mà tôi thấy khó thở và không ngủ được. Nhiều đêm tôi mò mẫm đi dọc theo tường nhà, như muốn tìm một lối thoát không hề có. Sự khiếp đảm và kinh hoàng đẩy tôi qua lại giữa những chồng gạch xây cao, như con chim bị nhốt trong lồng đang tuyệt vọng tìm cách vượt qua những chấn song để tìm tự do.
Cũng như chim, ý thức về sự bất lực của mình, tôi đành phải qui hàng, rồi thẫn thờ và mệt nhọc quay lại giường ngủ. Mở to mắt, tôi trừng trừng nhìn bóng đêm rồi nước mắt cứ trào ra, ướt gối. Bằng những ngón tay run rẩy tôi siết chặt cái kho tàng của mình, phút giây chớp nhoáng của niềm hạnh phúc, như thể nó sẽ giúp tôi thoát khỏi nơi đây, giải phóng khỏi những niềm đau.
Bởi tôi chẳng còn gì khác. Đứa con dâu đã vứt bỏ tất cả những gì còn lại trong căn nhà, quần áo, vật dụng, cuộc đời… và sự phiền hà duy nhất mà tôi mang lại cho cô ấy chỉ là một bát cơm… nhưng tôi cũng chẳng còn muốn nuốt… Rồi mọi ngày đều trở nên nhọc mệt, hơi thở mỗi ngày mỗi ngắn, như có ai hay có cái gì đang thít họng, may mà có một ngụm không khí từ cửa sổ tràn vào, tôi nhìn thấy những con người và mọi vật chuyển động như đàn kiến cuồng nhiệt trước cơn mưa, hơi thở mới thoát trong một cơn khò khè.
– Đủ rồi! Con không thể nào sống như thế này được! Con còn phải đi làm và cần phải ngủ! Má phải bỏ cái tật đi lung tung khắp nhà như một mụ điên!
Thằng con trai của tôi đã hét lên như thế.
Giống tiếng kẽo kẹt từ mấy khúc xương sắp xụm, tôi ngã xệp lên chiếc ghế, toàn thân như bị băm vằm vì lời lẽ nhọn hoắc như những nhát dao. Biết bao đau đớn tôi đã sinh ra nó, một đời thương yêu và chăm sóc… thế mà giờ nó không chịu được tôi, xem như một sự phiền hà cần phải loại bỏ. Đó là lỗi tại tôi cưng chiều quá, và giờ thì tôi hiểu là mình vẫn còn có thể làm thêm một điều nữa cho nó. Và có lẽ cũng là làm cho chính mình.
Từ vài ngày qua tôi cảm thấy mình vui, đi đứng bình thường hơn giữa những bức tường và chiếc giường. Thỉnh thoảng trên môi tôi còn nở một nụ cười, nhất là lúc tôi nhớ lại những giai điệu của một bài hát tình yêu cũ… Lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ trọn lời ca, chỉ mang máng nhớ điệp khúc nói là mùa xuân đang trở lại… và tôi cũng ước muốn có một mùa xuân mới.
Đêm nay có một vầng trăng tuyệt đẹp trên bầu trời, chỉ có một phần rất nhỏ bị che bởi một sợi mây. Tôi bỏ khung hình vào túi áo, đó là kho tàng của tôi, và từ cửa sổ tôi nhìn xuống thành phố đang ngái ngủ. Tia mắt tôi dõi theo ánh đèn màu đỏ của một chiếc xe hơi dọc theo hàng trụ đèn đường.Yên lặng quá. Từ trên cao ánh sáng chiếu xuống mềm mại như bông làm tôi có cảm giác như mình cũng đang đứng trên một cụm mây.
Chỉ vài giây thôi! Tôi nhoài người, bay qua khung cửa sổ, rơi tự do trong không khí. Trên môi tôi vẫn nở một nụ cười, thật ngọt ngào, để khỏi phải hét lên, sợ làm phiền người khác.
Elena Pucillo Truong
Sài Gòn 9-2011
THIÊN SỨ TÌNH YÊU
THIÊN SỨ TÌNH YÊU
Truyện ngắn của Anh Tử (Trung Quốc)
Lại một cái Tết nữa sắp đến. Hôm đó một người bạn học của vợ chồng tôi đem biếu đôi gà rừng, nói rằng do người dân miền núi nơi họ ở bắt được bằng lưới. Anh nhốt chúng vào chiếc lồng che kín và mang đến, chúng tôi chỉ nghe thấy tiếng kêu quắc quắc vọng ra.
Người bạn còn cho biết chú gà trống rất khoẻ, bất kỳ ai thò tay chạm vào là nó chống cự quyết liệt, anh còn giơ cánh tay đã bị trầy xước để minh chứng.
Gần tối chồng tôi đi làm về, tiện trên tay còn đeo đôi găng bảo hộ, anh nhanh nhẹn thò tay túm được chúng và nhốt vào một chuồng gà bằng sắt cũ trong sân nhà. Anh nói vẻ đắc ý: “Thật tuyệt, nhà ta sẽ được một bữa súp gà thật ngon vào đêm 30 Tết…”. Đêm hôm đó tiếng kêu cứu và tiếng đạp lồng tìm lối thoát của đôi gà khiến tôi trằn trọc không ngủ.
Sáng dậy, tôi vội mang thức ăn cho chúng, vừa mở cửa, tôi giật thót mình thấy một bóng đen hình con gà in trước cửa. Tôi ngước lên nhìn thì ra con gà trống đêm qua đã phá được cửa chuồng bay ra đậu ngay đầu hồi nhà. “Hỏng rồi, con gà trống sổng chuồng rồi”. Tôi vội vàng kêu to, chồng và con trai tôi đang ngủ cũng chồm dậy lao ra cửa để truy bắt kẻ “vượt ngục”. Hai bố con tìm đủ mọi cách mà không tài nào bắt được, nó bay mất hút. Trước tình thế không an toàn ấy, ngay tức thì chồng tôi gia cố lại chuồng, chằng thêm dây thép xung quanh, cẩn thận hơn, anh ấy còn dùng dây buộc nốt chân con gà mái lại, vừa làm vừa tự an ủi: “Còn mày, chạy đằng trời! Thôi thì còn một con mái này cũng đủ ăn Tết”.
Thế rồi chúng tôi mỗi người một việc. Chập tối đi làm về, việc đầu tiên là tôi vào kiểm tra chuồng gà. Thật kỳ lạ, dưới chân tôi lại hiện lên bóng đen con gà trống sáng nay “vượt ngục”. Không hiểu tại sao gà trống lại quay trở lại, tôi trân trân đứng nhìn nó mà trong lòng bao thắc mắc lạ kỳ.
Rồi tôi chợt phán đoán. Nó bay trở lại không phải nơi đây có thức ăn no đủ hơn nơi nó đang sống! Càng không phải nó quay lại để tìm cuộc sống trong “ngục tù”. Phải chăng vì nó không nỡ bỏ rơi bạn gái đang bị giam cầm và sắp phải đương đầu với cái chết được báo trước. Có lẽ nó cũng hiểu rằng trước khi giã biệt cõi đời, cô bạn gà mái xinh đẹp kia đang phải sống trong sự cô đơn thảm thương đến nhường nào!
Trong thế giới thiên nhiên chỉ con người được Thượng đế ban tặng có thêm chức năng “ý thức” để được cảm xúc sinh động về tình yêu, hận thù, hờn ghen… nhưng lạ thay hiện hữu trước mắt tôi hôm nay, chú gà rừng kia cũng mang trong mình một trái tim của sức mạnh tình yêu mãnh liệt. Sẵn sàng đương đầu với hiểm hoạ để bảo vệ người tình. Biết đâu nơi rừng núi xanh thẳm kia, chúng là một đôi tình nhân, một đôi uyên ương hay một cặp vợ chồng đang tuần trăng mật…
Tôi lặng lẽ ngắm nhìn chú gà trống đang thế thủ trên đầu hồi nhà, trong lòng xốn xang. Như chợt tỉnh, tôi vào nhà lấy rổ thức ăn và một chậu nước sạch cho cả đôi gà ăn, chắc chúng đã bị đói suốt ngày hôm qua.
“Lại có chuyện gì vậy, con gà trống quay lại phải không?”. Chồng tôi chạy lại xem đầu đuôi ra sao, anh há hốc miệng vẻ kinh ngạc vì sự thể đúng như vậy! Chú gà trống cứ nhảy lên lại nhảy xuống từ đầu hồi nhà đến khúc gỗ gác lên nóc chuồng, nửa muốn tiến đến gần cửa chuồng, nửa vẫn như cảnh giác để tự bảo vệ mình. Đoán được ý định, chồng tôi liền mở cửa chuồng và để ngỏ, chúng tôi lánh ra một chỗ chờ đợi, vài phút sau chú gà trống quả cảm lao xuống cửa và chui vào chuồng. Nó áp mình bên cạnh cô gà mái, dùng thân và đôi cánh dang rộng che chở. Cô gà mái tìm thấy hơi ấm người bạn đời, nó run rẩy dũi mình nép vào thân gà trống. Có lẽ cô ta đang có được sự che chở mạnh mẽ và đầy tin tưởng. Chú gà trống cất tiếng kêu “Ri, ri…” giọng trầm ấm như an ủi người bạn gái: “Chúng ta sẽ không bao giờ li biệt”.
Tối hôm đó gia đình chúng tôi không ngớt bàn luận về tình cảnh của đôi gà. Ai cũng cảm thấy trong lòng vướng mắc khi chứng kiến được tình yêu thiêng liêng mà chúng dành cho nhau. Điều đó khiến trong mỗi chúng tôi đều muốn cưỡng lại ý định giết chúng để ăn thịt. Miếng thịt gà đó thật thơm ngon đối với bất kỳ ai có nhu cầu hưởng thụ, nhưng sẽ đắng ngắt và khó nuốt trôi khi biết rằng mình đang huỷ diệt một tình yêu cao thượng. Chồng tôi chợt nói trong sâu lắng: “Có lẽ…” Anh dừng lời ở đó nhưng tôi và cậu con trai như chung một dòng suy nghĩ cùng bật lên: “Có lẽ chúng ta không thể giết thịt chúng để ăn phải không ạ!”- “Đúng vậy!” Anh khẽ nói. Kể từ giây phút này chúng tôi sẽ trả lại cho thiên nhiên một mắt xích liên hoàn của sự sinh tồn trên trái đất, nó đã dành cho chúng tôi sự cảm kích thiêng liêng- đó là cảm xúc lương tâm.
Ai ngờ đêm xuống lại xảy ra một chuyện kinh hoàng. Khoảng quá nửa đêm một gã mèo hoang to khoẻ móng vuốt sắc nhọn, đôi mắt hung dữ, xuất hiện trong sân nhà tôi. Cách đây hơn một tháng con mèo hoang này đã từng ăn thịt một con thỏ mà chúng tôi nhốt trong lồng để ngoài sân. Đêm nay có lẽ mèo hoang đánh hơi thấy mùi thịt mới, nó rón rén như kẻ săn mồi lành nghề, trườn tới cửa chuồng gà thò đôi chân móng vuốt sắc nhọn bất ngờ quặp chặt đúng cổ gà mái, tiếng kêu thảm thiết của gà mái làm chấn động màn đêm khiến chúng tôi bừng tỉnh chạy ra sân. ánh đèn pin của chúng tôi quét về phía mèo hoang, nó đang dùng răng cậy cửa chuồng. Quả thực ánh mắt của mèo sắc lạnh trong một đêm tuyết rơi rét thấu xương. Chúng tôi không thể làm gì hơn. Chúng tôi chỉ đám đứng từ xa dùng đèn quét lia lịa đánh động đuổi mèo hoang, một mặt muốn gà trống cùng chúng tôi phản kích để bảo vệ sự sống cho chúng. Quả nhiên gà trống bật tung mình dùng đôi cánh chắc khoẻ lao về phía mèo, vỗ đập tới tấp chống trả quyết liệt để bảo vệ con mái. Đôi móng cựa của gà trống lách qua những khe chuồng như lò xo vồ vào mắt mèo hoang. Bị đánh trả quyết liệt, mèo hoang bị thương tích đau đớn đành bỏ lại con mồi chạy hút bóng đêm.
Sáng hôm sau, chúng tôi lại nghe hàng xóm xôn xao không biết nhà ai có con gà trống đêm qua bị mèo hoang ăn thịt mất một nửa, còn một nửa nó bỏ lại rặng tre. Con gà trống này được gia chủ nuôi nấng đầy đủ, nên to cao đến nửa mét, đôi cánh rộng như cánh đại bàng, màu sắc đẹp lộng lẫy như đuôi công. Sáng nào nó cũng ngạo nghễ đi trên đường làng cất tiếng gáy vang khoe mẽ khiến những cô gà mái trong làng nhìn thấy đầy vẻ ngưỡng mộ thèm khát, vậy mà nó chịu để lại một nửa thân xác thảm hại trước móng vuốt của kẻ săn mồi đêm qua.
Nhìn đám tuyết trên sân nhà, còn đỏ những vệt máu của mèo hoang bị thương trước sự trống trả quyết liệt của đôi gà rừng đêm qua càng thôi thúc vợ chồng tôi quyết định dứt khoát trả lại cho chúng bầu trời tự do, nơi mà tạo hoá ban quyền cho chúng được hưởng trọn.
Đúng vào sáng 30 Tết, hai vợ chồng tôi dậy từ sớm. Việc đầu tiên chúng tôi mang thức ăn vào cho đôi gà, khi nhìn vào cửa chuồng, tôi thấy đôi mắt của chúng nhìn chúng tôi vẻ căng thẳng lo âu. Phải chăng chúng ngỡ đoán đây là bữa ăn cuối cùng trước khi bị con người hoá kiếp. Sau khi chúng ăn xong, chồng tôi bắt đôi gà cho vào chiếc lồng tre. Chúng tôi ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông hướng về nơi mà người bạn đã mang gà biếu. Đi được nửa đường, nhìn bên bờ sông hiện lên một dãy núi với những cánh rừng xanhngát hùng vĩ. Chồng tôi dừng thuyền, anh trầm ngâm ngắm một lúc và bảo tôi xách lồng gà cùng leo lên núi. Bầu trời xanh ngát, gió rừng rào rạt điệp trùng, những cành lá lay động nghiêng ngả như vẫy chào chúng tôi… Tôi mở nắp lồng, đôi gà rừng trống, mái ngỡ ngàng không bay ra ngay, ngừng một lát chúng như mới chợt hiểu và từ từ vỗ cánh chui ra khỏi lồng. Chúng không bay ngay mà đậu trước mắt chúng tôi, hướng đôi mắt trong vắt như rớm lệ hàm ơn rồi mới vỗ cánh bay xa… Bóng đôi gà nhỏ dần và khuất vào màu xanh bạt ngàn. Trước khi quay về, chúng tôi còn kịp nhìn thấy trên mặt tuyết, nơi đôi gà vừa đứng, dấu chân chúng tôi để lại như một ấn tích liên hệ sự sống còn giữa con người với thiên nhiên, như ghi lại dấu ấn một Thiên sứ Tình yêu…
Người bạn còn cho biết chú gà trống rất khoẻ, bất kỳ ai thò tay chạm vào là nó chống cự quyết liệt, anh còn giơ cánh tay đã bị trầy xước để minh chứng.
Gần tối chồng tôi đi làm về, tiện trên tay còn đeo đôi găng bảo hộ, anh nhanh nhẹn thò tay túm được chúng và nhốt vào một chuồng gà bằng sắt cũ trong sân nhà. Anh nói vẻ đắc ý: “Thật tuyệt, nhà ta sẽ được một bữa súp gà thật ngon vào đêm 30 Tết…”. Đêm hôm đó tiếng kêu cứu và tiếng đạp lồng tìm lối thoát của đôi gà khiến tôi trằn trọc không ngủ.
Sáng dậy, tôi vội mang thức ăn cho chúng, vừa mở cửa, tôi giật thót mình thấy một bóng đen hình con gà in trước cửa. Tôi ngước lên nhìn thì ra con gà trống đêm qua đã phá được cửa chuồng bay ra đậu ngay đầu hồi nhà. “Hỏng rồi, con gà trống sổng chuồng rồi”. Tôi vội vàng kêu to, chồng và con trai tôi đang ngủ cũng chồm dậy lao ra cửa để truy bắt kẻ “vượt ngục”. Hai bố con tìm đủ mọi cách mà không tài nào bắt được, nó bay mất hút. Trước tình thế không an toàn ấy, ngay tức thì chồng tôi gia cố lại chuồng, chằng thêm dây thép xung quanh, cẩn thận hơn, anh ấy còn dùng dây buộc nốt chân con gà mái lại, vừa làm vừa tự an ủi: “Còn mày, chạy đằng trời! Thôi thì còn một con mái này cũng đủ ăn Tết”.
Thế rồi chúng tôi mỗi người một việc. Chập tối đi làm về, việc đầu tiên là tôi vào kiểm tra chuồng gà. Thật kỳ lạ, dưới chân tôi lại hiện lên bóng đen con gà trống sáng nay “vượt ngục”. Không hiểu tại sao gà trống lại quay trở lại, tôi trân trân đứng nhìn nó mà trong lòng bao thắc mắc lạ kỳ.
Rồi tôi chợt phán đoán. Nó bay trở lại không phải nơi đây có thức ăn no đủ hơn nơi nó đang sống! Càng không phải nó quay lại để tìm cuộc sống trong “ngục tù”. Phải chăng vì nó không nỡ bỏ rơi bạn gái đang bị giam cầm và sắp phải đương đầu với cái chết được báo trước. Có lẽ nó cũng hiểu rằng trước khi giã biệt cõi đời, cô bạn gà mái xinh đẹp kia đang phải sống trong sự cô đơn thảm thương đến nhường nào!
Trong thế giới thiên nhiên chỉ con người được Thượng đế ban tặng có thêm chức năng “ý thức” để được cảm xúc sinh động về tình yêu, hận thù, hờn ghen… nhưng lạ thay hiện hữu trước mắt tôi hôm nay, chú gà rừng kia cũng mang trong mình một trái tim của sức mạnh tình yêu mãnh liệt. Sẵn sàng đương đầu với hiểm hoạ để bảo vệ người tình. Biết đâu nơi rừng núi xanh thẳm kia, chúng là một đôi tình nhân, một đôi uyên ương hay một cặp vợ chồng đang tuần trăng mật…
Tôi lặng lẽ ngắm nhìn chú gà trống đang thế thủ trên đầu hồi nhà, trong lòng xốn xang. Như chợt tỉnh, tôi vào nhà lấy rổ thức ăn và một chậu nước sạch cho cả đôi gà ăn, chắc chúng đã bị đói suốt ngày hôm qua.
“Lại có chuyện gì vậy, con gà trống quay lại phải không?”. Chồng tôi chạy lại xem đầu đuôi ra sao, anh há hốc miệng vẻ kinh ngạc vì sự thể đúng như vậy! Chú gà trống cứ nhảy lên lại nhảy xuống từ đầu hồi nhà đến khúc gỗ gác lên nóc chuồng, nửa muốn tiến đến gần cửa chuồng, nửa vẫn như cảnh giác để tự bảo vệ mình. Đoán được ý định, chồng tôi liền mở cửa chuồng và để ngỏ, chúng tôi lánh ra một chỗ chờ đợi, vài phút sau chú gà trống quả cảm lao xuống cửa và chui vào chuồng. Nó áp mình bên cạnh cô gà mái, dùng thân và đôi cánh dang rộng che chở. Cô gà mái tìm thấy hơi ấm người bạn đời, nó run rẩy dũi mình nép vào thân gà trống. Có lẽ cô ta đang có được sự che chở mạnh mẽ và đầy tin tưởng. Chú gà trống cất tiếng kêu “Ri, ri…” giọng trầm ấm như an ủi người bạn gái: “Chúng ta sẽ không bao giờ li biệt”.
Tối hôm đó gia đình chúng tôi không ngớt bàn luận về tình cảnh của đôi gà. Ai cũng cảm thấy trong lòng vướng mắc khi chứng kiến được tình yêu thiêng liêng mà chúng dành cho nhau. Điều đó khiến trong mỗi chúng tôi đều muốn cưỡng lại ý định giết chúng để ăn thịt. Miếng thịt gà đó thật thơm ngon đối với bất kỳ ai có nhu cầu hưởng thụ, nhưng sẽ đắng ngắt và khó nuốt trôi khi biết rằng mình đang huỷ diệt một tình yêu cao thượng. Chồng tôi chợt nói trong sâu lắng: “Có lẽ…” Anh dừng lời ở đó nhưng tôi và cậu con trai như chung một dòng suy nghĩ cùng bật lên: “Có lẽ chúng ta không thể giết thịt chúng để ăn phải không ạ!”- “Đúng vậy!” Anh khẽ nói. Kể từ giây phút này chúng tôi sẽ trả lại cho thiên nhiên một mắt xích liên hoàn của sự sinh tồn trên trái đất, nó đã dành cho chúng tôi sự cảm kích thiêng liêng- đó là cảm xúc lương tâm.
Ai ngờ đêm xuống lại xảy ra một chuyện kinh hoàng. Khoảng quá nửa đêm một gã mèo hoang to khoẻ móng vuốt sắc nhọn, đôi mắt hung dữ, xuất hiện trong sân nhà tôi. Cách đây hơn một tháng con mèo hoang này đã từng ăn thịt một con thỏ mà chúng tôi nhốt trong lồng để ngoài sân. Đêm nay có lẽ mèo hoang đánh hơi thấy mùi thịt mới, nó rón rén như kẻ săn mồi lành nghề, trườn tới cửa chuồng gà thò đôi chân móng vuốt sắc nhọn bất ngờ quặp chặt đúng cổ gà mái, tiếng kêu thảm thiết của gà mái làm chấn động màn đêm khiến chúng tôi bừng tỉnh chạy ra sân. ánh đèn pin của chúng tôi quét về phía mèo hoang, nó đang dùng răng cậy cửa chuồng. Quả thực ánh mắt của mèo sắc lạnh trong một đêm tuyết rơi rét thấu xương. Chúng tôi không thể làm gì hơn. Chúng tôi chỉ đám đứng từ xa dùng đèn quét lia lịa đánh động đuổi mèo hoang, một mặt muốn gà trống cùng chúng tôi phản kích để bảo vệ sự sống cho chúng. Quả nhiên gà trống bật tung mình dùng đôi cánh chắc khoẻ lao về phía mèo, vỗ đập tới tấp chống trả quyết liệt để bảo vệ con mái. Đôi móng cựa của gà trống lách qua những khe chuồng như lò xo vồ vào mắt mèo hoang. Bị đánh trả quyết liệt, mèo hoang bị thương tích đau đớn đành bỏ lại con mồi chạy hút bóng đêm.
Sáng hôm sau, chúng tôi lại nghe hàng xóm xôn xao không biết nhà ai có con gà trống đêm qua bị mèo hoang ăn thịt mất một nửa, còn một nửa nó bỏ lại rặng tre. Con gà trống này được gia chủ nuôi nấng đầy đủ, nên to cao đến nửa mét, đôi cánh rộng như cánh đại bàng, màu sắc đẹp lộng lẫy như đuôi công. Sáng nào nó cũng ngạo nghễ đi trên đường làng cất tiếng gáy vang khoe mẽ khiến những cô gà mái trong làng nhìn thấy đầy vẻ ngưỡng mộ thèm khát, vậy mà nó chịu để lại một nửa thân xác thảm hại trước móng vuốt của kẻ săn mồi đêm qua.
Nhìn đám tuyết trên sân nhà, còn đỏ những vệt máu của mèo hoang bị thương trước sự trống trả quyết liệt của đôi gà rừng đêm qua càng thôi thúc vợ chồng tôi quyết định dứt khoát trả lại cho chúng bầu trời tự do, nơi mà tạo hoá ban quyền cho chúng được hưởng trọn.
Đúng vào sáng 30 Tết, hai vợ chồng tôi dậy từ sớm. Việc đầu tiên chúng tôi mang thức ăn vào cho đôi gà, khi nhìn vào cửa chuồng, tôi thấy đôi mắt của chúng nhìn chúng tôi vẻ căng thẳng lo âu. Phải chăng chúng ngỡ đoán đây là bữa ăn cuối cùng trước khi bị con người hoá kiếp. Sau khi chúng ăn xong, chồng tôi bắt đôi gà cho vào chiếc lồng tre. Chúng tôi ngồi trên thuyền xuôi theo dòng sông hướng về nơi mà người bạn đã mang gà biếu. Đi được nửa đường, nhìn bên bờ sông hiện lên một dãy núi với những cánh rừng xanhngát hùng vĩ. Chồng tôi dừng thuyền, anh trầm ngâm ngắm một lúc và bảo tôi xách lồng gà cùng leo lên núi. Bầu trời xanh ngát, gió rừng rào rạt điệp trùng, những cành lá lay động nghiêng ngả như vẫy chào chúng tôi… Tôi mở nắp lồng, đôi gà rừng trống, mái ngỡ ngàng không bay ra ngay, ngừng một lát chúng như mới chợt hiểu và từ từ vỗ cánh chui ra khỏi lồng. Chúng không bay ngay mà đậu trước mắt chúng tôi, hướng đôi mắt trong vắt như rớm lệ hàm ơn rồi mới vỗ cánh bay xa… Bóng đôi gà nhỏ dần và khuất vào màu xanh bạt ngàn. Trước khi quay về, chúng tôi còn kịp nhìn thấy trên mặt tuyết, nơi đôi gà vừa đứng, dấu chân chúng tôi để lại như một ấn tích liên hệ sự sống còn giữa con người với thiên nhiên, như ghi lại dấu ấn một Thiên sứ Tình yêu…
Tạ Đỗ Hiền dịch
Thằng hèn
Nguyễn Thế Duyên
Hắn đi dọc theo bờ sông hoang mang, bất định. Trời xầm xì như sắp có mưa. Mây đen vần vũ. Thỉnh thoảng, một tia chớp lại bừng lên ở tận phía chân trời và màn đêm bị xé rách bởi một lằn chói sáng. Rất lâu sau một dây tiếng sấm mới ầm ì từ xa xôi vọng đến nghe rất trầm mà hắn như có cảm giác đấy là tiếng rên siết của bầu trời. Dòng sông cũng đen sẫm. Nước buốt lạnh dưới chân. Mặc! Hắn cứ đi cứ như hắn đang đi về nơi có tiếng sấm trầm đục phát ra. Trong đêm tối, bóng hắn như tan vào màn đêm chỉ khi nào một lằn chớp bừng lên người ta mới thấy cái bóng dáng xiêu vẹo của hắn vất vưởng đi như một bong ma trong màn đêm đặc quánh.
Lại một tia chớp nữa bừng lên. Lại một dây những tiếng trầm đục vọng đến tai hắn. Nhưng lần này, trong dẫy tiếng trầm đục ấy hắn nghe như có tiếng nức nở của đứa con gái mình.
– Bố! Sao lại như thế này?
– Cái gì?
Hắn đã hỏi lại đầy ngạc nhiên khi nhìn thấy những giọt nuớc mắt trên má đứa con yêu. Con gái hắn không trả lời mà đẩy chiếc laptop ra truớc mặt hắn. Hắn nhìn vào và mắt hắn hoa lên. Trời ơi! Trên mạng đăng đầy những lời chửi bới bài viết mà hắn vừa đăng báo.
Hắn làm ở đài truyền hình của tỉnh. Tuần trước tổng biên tập gọi hắn lên phòng giao nhiệm vụ:
– Cậu xuống dưới huyện An Thủy chỗ dự án xây khu công nghiệp của tỉnh nắm tình hình để viết một bài nói rõ về chủ trương đúng đắn của thành phố trong việc xây dựng khu công nghiệp. Cậu làm sao phải nêu bật được ích lợi của dự án đối với dân cư địa phương và phê phán những người chống lại dự án này của tỉnh.
Thế là đã rõ! Chỉ được ca ngợi! Mà nếu chỉ ca ngợi thì xuống thực tế làm gì cho mệt. Hắn đã định không đi. Ngồi nhà, một buổi tối hắn có thể viết được hai bài như định hướng của tổng biên tập nhưng một người đã rỉ tai hắn:
– Đồ ngốc! Đi thực tế vừa được tiếng là sâu sát, vừa có công tác phí lại vừa đuợc địa phương đón tiếp, ăn uống phè phỡn có khi còn được chiêu đãi món “Hương đồng gió nội” nữa. Về lại còn có cái phong bì. Dưới ấy họ đang muốn giải phóng mặt bằng cho nhanh để còn cấu véo lấy một vài miếng đất đấy.
Thế là hắn vác giấy giới thiệu của nhà đài đi xuống An Thủy và ở đấy, hắn được biết cả những điều mà không một báo cáo nào nói cho hắn biết.
Nhưng biết làm sao!
Hắn không phải là loại người vô cảm. Đêm đóng cửa phòng ngồi viết, hắn ngồi ngây người hàng tiếng đồng hồ trước bàn phím. Mắt hắn như thấy lại những dòng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo vì nắng, vì gió vì thời gian của những bà cụ mà cái lưng đã còng gập xuống bởi gánh nặng cuộc đời. Tai hắn như còn vang lên những lời phẫn uất của đám trai làng.
– Ba bát phở cho một mét vuông đất! Thế bằng ăn cướp của người ta còn gì.
– Trời ơi! Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù cho năm miệng ăn. Không biết là ăn được bao lâu đây?
Ngồi chán trước bàn phím , không viết được dòng nào hắn khép cửa phòng viết đi ra ngoài phòng khách định pha một ấm trà uống cho thư thái tâm hồn thì gặp vợ cũng đang ngồi thừ ở phòng khách từ lúc nào. Thấy hắn, vợ hắn ngần ngừ một lúc rồi mới bảo.
– Anh này! Năm nay con Hoa thi đại học, em định cho nó luyện thi môn toán của ông Hùng. Anh thấy thế nào?
Ông Hùng là một thầy giáo luyện thi nổi tiếng. Ở cái tỉnh nhỏ bé này hầu như con cái nhà nào thi đại học đều gửi đến cho thầy luyện thi.
– Bao nhiêu tiền một buổi hả em?
Hắn hỏi vợ:
– Một trăm năm mươi ngàn một buổi.
Hắn thở dài đến thượt một cái:
– Thế em định cho con Hoa học tuần mấy buổi?
– Một tuần phải ba buổi anh ạ. Sắp thi rồi còn gì.
Nghĩa là bốn trăm năm mươi nghìn một tuần. Một tháng mất gần hai triệu. Hắn nhẩm nhanh trong đầu. Đấy chỉ là riêng tiền học thêm. Tai hắn lại vang lên tiếng than thở của người cha già An Thủy. “Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù! Không biết ăn được bao lâu đây hả trời?”.
Hắn móc túi lấy ra cái phong bì mà tay chánh văn phòng huyện ủy An Thủy dúi vào túi hắn lúc hắn ra về đưa cho vợ:
– Thôi! Em cố gắng bớt ăn bớt tiêu đi vậy chứ biết làm sao.
Vợ hắn nhanh nhẹn mở cái phong bì. Năm triệu!
Hắn nhìn thấy cái ánh mắt sáng rực của vợ khi nhìn những tờ tiền năm trăm nghìn mới tinh trên tay. Ở cái thành phố nhỏ này, với cái chức danh phóng viên đài tỉnh như hắn năm triệu là lớn lắm. Lương hắn một tháng chỉ được có ba triệu đồng và hắn cũng không hiểu làm sao và bằng cách nào gia đình hắn vẫn tồn tại được cho đến tận bây giờ. “Không biết ăn được mấy tháng đây?” Cái lời than thở ai oán của người cha An Thủy lại vang lên và hắn tặc lưỡi. Trời chẳng để cho ai chết, thế nào họ cũng tìm ra được lối thoát cho mình. Cũng như hắn thôi, lương hai vợ chồng hắn được có sáu triệu mà chi tiêu hết đến mười triệu một tháng mà hắn có chết đâu. Hắn tự an ủi mình và thế là hắn viết.
Bài viết đuợc phát sóng ngay lập tức. Không những thế còn được đăng trên tờ báo của tỉnh và bây giờ…
Nhìn dòng nước mắt lăn dài trên má con gái, hắn hiểu ngay là phải tìm cách giải thích cho con gái hiểu. Hắn giả bộ ngơ ngác:
– Bố có viết gì sai đâu!
– Sao không sai! – Con gái hắn tức giận. – Sao bố chỉ viết những cái tốt đẹp do dự án mang lại mà không viết cái “Ba bát phở một mét vuông đất”? Sao bố không hỏi xem người bị mất đất sẽ sống sao đây khi đất bị thu hồi? Mà có chắc cái dự án ấy sẽ mang đến những điều tốt đẹp như bố nói hay không?
– Sao không chắc! – Hắn hấp tấp nói. – Bố bảo đảm với con rằng khi khu công nghiệp mở ra An Thủy sẽ trở thành nơi giàu có chứ không nghèo xác như bây giờ. Sẽ có hàng nghìn hộ có lợi từ dự án này.
– Thế còn những người bị thu hồi đất thì sao?
Hắn nhún vai:
– Biết làm sao được! Vì lợi ích của một số đông thì một nhóm nhỏ nào đó đành phải hi sinh thôi.
– Bố nói thế mà cũng nghe được ư! – Con gái hắn phẫn nộ . –Bây giờ đâu có phải là thời chiến để có thể đòi hỏi một người phải hi sinh vì sự sống còn của mọi người! Nếu cứ như bố nói thì hàng nghìn, hàng vạn người, cả tỉnh, cả huyện được hưởng lợi từ dự án thì phải đòi hỏi những người được lợi chia sẻ cho những người bị mất đất mới đúng chứ. Làm sao có cái chuyện một số lớn người làm giàu trên nỗi khổ của một nhóm người được. Nếu nhà ta mà bị thu hồi với giá ba bát phở một mét vuông thì bố nghĩ sao?
Nghe con hỏi, hắn cứng họng. Sự thật giản dị và trần trụi đã bẻ gãy mọi từ hoa mĩ mà hắn đã dùng trong bài viết. Ừ! Nếu nhà mình bị thu hồi với giá ấy thì sao nhỉ? Hắn lạnh cả người không dám nghĩ tiếp nữa.
Hắn đi dọc theo bờ sông hoang mang, bất định. Trời xầm xì như sắp có mưa. Mây đen vần vũ. Thỉnh thoảng, một tia chớp lại bừng lên ở tận phía chân trời và màn đêm bị xé rách bởi một lằn chói sáng. Rất lâu sau một dây tiếng sấm mới ầm ì từ xa xôi vọng đến nghe rất trầm mà hắn như có cảm giác đấy là tiếng rên siết của bầu trời. Dòng sông cũng đen sẫm. Nước buốt lạnh dưới chân. Mặc! Hắn cứ đi cứ như hắn đang đi về nơi có tiếng sấm trầm đục phát ra. Trong đêm tối, bóng hắn như tan vào màn đêm chỉ khi nào một lằn chớp bừng lên người ta mới thấy cái bóng dáng xiêu vẹo của hắn vất vưởng đi như một bong ma trong màn đêm đặc quánh.
Lại một tia chớp nữa bừng lên. Lại một dây những tiếng trầm đục vọng đến tai hắn. Nhưng lần này, trong dẫy tiếng trầm đục ấy hắn nghe như có tiếng nức nở của đứa con gái mình.
– Bố! Sao lại như thế này?
– Cái gì?
Hắn đã hỏi lại đầy ngạc nhiên khi nhìn thấy những giọt nuớc mắt trên má đứa con yêu. Con gái hắn không trả lời mà đẩy chiếc laptop ra truớc mặt hắn. Hắn nhìn vào và mắt hắn hoa lên. Trời ơi! Trên mạng đăng đầy những lời chửi bới bài viết mà hắn vừa đăng báo.
Hắn làm ở đài truyền hình của tỉnh. Tuần trước tổng biên tập gọi hắn lên phòng giao nhiệm vụ:
– Cậu xuống dưới huyện An Thủy chỗ dự án xây khu công nghiệp của tỉnh nắm tình hình để viết một bài nói rõ về chủ trương đúng đắn của thành phố trong việc xây dựng khu công nghiệp. Cậu làm sao phải nêu bật được ích lợi của dự án đối với dân cư địa phương và phê phán những người chống lại dự án này của tỉnh.
Thế là đã rõ! Chỉ được ca ngợi! Mà nếu chỉ ca ngợi thì xuống thực tế làm gì cho mệt. Hắn đã định không đi. Ngồi nhà, một buổi tối hắn có thể viết được hai bài như định hướng của tổng biên tập nhưng một người đã rỉ tai hắn:
– Đồ ngốc! Đi thực tế vừa được tiếng là sâu sát, vừa có công tác phí lại vừa đuợc địa phương đón tiếp, ăn uống phè phỡn có khi còn được chiêu đãi món “Hương đồng gió nội” nữa. Về lại còn có cái phong bì. Dưới ấy họ đang muốn giải phóng mặt bằng cho nhanh để còn cấu véo lấy một vài miếng đất đấy.
Thế là hắn vác giấy giới thiệu của nhà đài đi xuống An Thủy và ở đấy, hắn được biết cả những điều mà không một báo cáo nào nói cho hắn biết.
Nhưng biết làm sao!
Hắn không phải là loại người vô cảm. Đêm đóng cửa phòng ngồi viết, hắn ngồi ngây người hàng tiếng đồng hồ trước bàn phím. Mắt hắn như thấy lại những dòng nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo vì nắng, vì gió vì thời gian của những bà cụ mà cái lưng đã còng gập xuống bởi gánh nặng cuộc đời. Tai hắn như còn vang lên những lời phẫn uất của đám trai làng.
– Ba bát phở cho một mét vuông đất! Thế bằng ăn cướp của người ta còn gì.
– Trời ơi! Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù cho năm miệng ăn. Không biết là ăn được bao lâu đây?
Ngồi chán trước bàn phím , không viết được dòng nào hắn khép cửa phòng viết đi ra ngoài phòng khách định pha một ấm trà uống cho thư thái tâm hồn thì gặp vợ cũng đang ngồi thừ ở phòng khách từ lúc nào. Thấy hắn, vợ hắn ngần ngừ một lúc rồi mới bảo.
– Anh này! Năm nay con Hoa thi đại học, em định cho nó luyện thi môn toán của ông Hùng. Anh thấy thế nào?
Ông Hùng là một thầy giáo luyện thi nổi tiếng. Ở cái tỉnh nhỏ bé này hầu như con cái nhà nào thi đại học đều gửi đến cho thầy luyện thi.
– Bao nhiêu tiền một buổi hả em?
Hắn hỏi vợ:
– Một trăm năm mươi ngàn một buổi.
Hắn thở dài đến thượt một cái:
– Thế em định cho con Hoa học tuần mấy buổi?
– Một tuần phải ba buổi anh ạ. Sắp thi rồi còn gì.
Nghĩa là bốn trăm năm mươi nghìn một tuần. Một tháng mất gần hai triệu. Hắn nhẩm nhanh trong đầu. Đấy chỉ là riêng tiền học thêm. Tai hắn lại vang lên tiếng than thở của người cha già An Thủy. “Một trăm hai mươi triệu tiền đền bù! Không biết ăn được bao lâu đây hả trời?”.
Hắn móc túi lấy ra cái phong bì mà tay chánh văn phòng huyện ủy An Thủy dúi vào túi hắn lúc hắn ra về đưa cho vợ:
– Thôi! Em cố gắng bớt ăn bớt tiêu đi vậy chứ biết làm sao.
Vợ hắn nhanh nhẹn mở cái phong bì. Năm triệu!
Hắn nhìn thấy cái ánh mắt sáng rực của vợ khi nhìn những tờ tiền năm trăm nghìn mới tinh trên tay. Ở cái thành phố nhỏ này, với cái chức danh phóng viên đài tỉnh như hắn năm triệu là lớn lắm. Lương hắn một tháng chỉ được có ba triệu đồng và hắn cũng không hiểu làm sao và bằng cách nào gia đình hắn vẫn tồn tại được cho đến tận bây giờ. “Không biết ăn được mấy tháng đây?” Cái lời than thở ai oán của người cha An Thủy lại vang lên và hắn tặc lưỡi. Trời chẳng để cho ai chết, thế nào họ cũng tìm ra được lối thoát cho mình. Cũng như hắn thôi, lương hai vợ chồng hắn được có sáu triệu mà chi tiêu hết đến mười triệu một tháng mà hắn có chết đâu. Hắn tự an ủi mình và thế là hắn viết.
Bài viết đuợc phát sóng ngay lập tức. Không những thế còn được đăng trên tờ báo của tỉnh và bây giờ…
Nhìn dòng nước mắt lăn dài trên má con gái, hắn hiểu ngay là phải tìm cách giải thích cho con gái hiểu. Hắn giả bộ ngơ ngác:
– Bố có viết gì sai đâu!
– Sao không sai! – Con gái hắn tức giận. – Sao bố chỉ viết những cái tốt đẹp do dự án mang lại mà không viết cái “Ba bát phở một mét vuông đất”? Sao bố không hỏi xem người bị mất đất sẽ sống sao đây khi đất bị thu hồi? Mà có chắc cái dự án ấy sẽ mang đến những điều tốt đẹp như bố nói hay không?
– Sao không chắc! – Hắn hấp tấp nói. – Bố bảo đảm với con rằng khi khu công nghiệp mở ra An Thủy sẽ trở thành nơi giàu có chứ không nghèo xác như bây giờ. Sẽ có hàng nghìn hộ có lợi từ dự án này.
– Thế còn những người bị thu hồi đất thì sao?
Hắn nhún vai:
– Biết làm sao được! Vì lợi ích của một số đông thì một nhóm nhỏ nào đó đành phải hi sinh thôi.
– Bố nói thế mà cũng nghe được ư! – Con gái hắn phẫn nộ . –Bây giờ đâu có phải là thời chiến để có thể đòi hỏi một người phải hi sinh vì sự sống còn của mọi người! Nếu cứ như bố nói thì hàng nghìn, hàng vạn người, cả tỉnh, cả huyện được hưởng lợi từ dự án thì phải đòi hỏi những người được lợi chia sẻ cho những người bị mất đất mới đúng chứ. Làm sao có cái chuyện một số lớn người làm giàu trên nỗi khổ của một nhóm người được. Nếu nhà ta mà bị thu hồi với giá ba bát phở một mét vuông thì bố nghĩ sao?
Nghe con hỏi, hắn cứng họng. Sự thật giản dị và trần trụi đã bẻ gãy mọi từ hoa mĩ mà hắn đã dùng trong bài viết. Ừ! Nếu nhà mình bị thu hồi với giá ấy thì sao nhỉ? Hắn lạnh cả người không dám nghĩ tiếp nữa.
*
* *
* *
Hôm sau, hắn xách xe phóng đến cơ quan. Người rỉ tai hắn mấy hôm trước chặn ngay hắn lại nơi cổng thì thầm hỏi:
– Hôm nọ xuống An Thủy, ông được phong bì mấy triệu?
Hắn không trả lời vào câu người ấy hỏi mà lại đi hỏi lại:
– Thế ông đã đọc bài tôi viết chưa? Ông thấy thế nào?
– À… à… à… Hay! Lập luận sắc bén lắm
Nhìn cái bộ dạng lúng túng của ông bạn đồng nghiệp hắn biết ngay thằng cha này chưa đọc. Thế mà tiếng “Hay” hắn thốt ra cứ như không. “Đúng là phóng viên! Một lũ nói láo” Hắn vừa chửi thầm ông bạn và vừa chửi chính mình.
Buổi trưa, hắn sang ngồi bên quán nước bên kia đường xế cửa đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Hắn gọi một chén trà nóng, rút bao thuốc châm một điếu thuốc nhẩn nha nhấp từng ngụm Nuớc chè đặc sánh.
– Mẹ bọn bồi bút.
Có tiếng chửi đầy bực bội ở xế bên, hắn ngẩng đầu nhìn lên. Một người đàn ông đang gấp tờ báo của tỉnh lại ném toẹt xuống dưới đất người bán hàng cười.
– Ai bảo ông đi đọc những loại báo lá cải ấy làm gì rồi lại ngồi chửi bới lung tung.
Hình như chưa hết tức, ông khách quay sang chủ quán cự lại:
– Thế không đọc thì ông mua nó làm gì?
Người chủ quán lại cười:
– Tôi điên à mà mua báo! Toàn nói láo. Đây là tôi xin về để nhóm bếp. Mà cũng tiện thật đấy. Một tờ báo có thể nhóm được một viên than tổ ong. Mà báo viết gì mà ông chửi toáng lên thế?
– Thì lại chuyện ở An thủy chứ còn chuyện gì nữa. – Nghe hai tiếng An Thủy, hắn giật thót mình kéo vội cái mũ lưởi trai xuống tận trán, đầu cúi thấp xuống nghiêng tai lắng nghe. – Mẹ nó chứ cái gì cũng tốt, cũng đúng. Tỉnh còn bao nhiêu vùng đất hoang, đất bạc màu sao không cắm khu công nghiệp ở đấy mà lại lấy đất thượng đẳng điền năm ba vụ lúa nằm ngay sát đường tỉnh lộ mà làm khu công nghiệp?.
Một ông khách uống nước bên cạnh vỗ vai người vừa nói cười hỏi.
– Nếu ông làm chủ tịch tỉnh thì liệu ông có cắm khu công nghiệp ở đất Hoài Sơn không?
Người vừa chửi vỗ đùi đến đét một cái.
– Đúng! Sao không cắm khu công nghiệp ở đấy, vừa xa thành phố lại vẫn gần ngay đuờng tỉnh lộ. Chỉ làm thêm có năm cây số đuờng là thông ra tỉnh lộ ngay. Mà đất ở đấy xin không người ta cũng cho đuợc vài trăm mét. Toàn đồi trọc.
– Đấy! Đấy! Vấn đề chính là nằm trong cái câu ”Vừa xa thành phố” của ông đấy. Trong một trăm năm mươi hecta thế nào chúng nó cũng xà xẻo năm ba héc ta chia nhau để sau này bán. Mà ở Hoài Sơn xin cũng đuợc năm bảy chục mét vuông. Vậy nếu là chủ tịch tỉnh ông đặt khu công nghiệp ở đâu?
Người khách uống nuớc hỏi lại một lần nữa. Không một ai trả lời ông ta. Hắn thầm phục con mắt tinh tường của người vừa nói. Đúng là thông tấn xã vỉa hè luôn luôn có những nhà bình luận xuất sắc. Cũng lạ và cũng thật là độc đáo! Hắn thầm nghĩ. Không ở đâu trên thế giới này có một nền văn hóa vỉa hè như ở Việt Nam. Ở đấy, người ta chẳng tin vào bất cứ một điều gì mà giới truyền thông khổng lồ của nhà nuớc, đuợc đào tạo một cách bài bản, nói và viết. Họ chỉ tin vào những lập luận đầy sức thuyết phục của những nhà phân tích vô danh. Những người chẳng hề được đào tạo qua bất cứ một trường lớp nào nhưng bù lại họ lại có được một cái tâm ngời sáng và cái thầm trầm, hóm hỉnh của trạng Quỳnh.
– Thế sao không một thằng phóng viên nào viết về những điều vô lý ấy nhỉ?
Một người thắc mắc hỏi.
– Tại sao nữa! Lỗi là tại cái phong bì!
Mặt hắn cúi thấp thêm chút nữa.
– Mẹ kiếp! Ba bát phở cho một mét vuông đất mà cấm thấy thằng bồi bút này nói đến một dòng. Tôi chỉ cầu mong cho nhà thằng viết bài này cũng bị thu hồi để xem xem nó viết như thế nào.
Người vừa văng tục nói, còn người đàn ông vừa phân tích sự việc thì trầm ngâm một lúc rồi mới từ từ cất lời.
– Tôi nghĩ rằng trời luôn có mắt. Những kẻ cổ vũ cho cái xấu truớc sau gì cũng bị quả báo.
Hắn không dám ngồi lại nữa vội vàng đứng dậy đi ra.
– Hôm nọ xuống An Thủy, ông được phong bì mấy triệu?
Hắn không trả lời vào câu người ấy hỏi mà lại đi hỏi lại:
– Thế ông đã đọc bài tôi viết chưa? Ông thấy thế nào?
– À… à… à… Hay! Lập luận sắc bén lắm
Nhìn cái bộ dạng lúng túng của ông bạn đồng nghiệp hắn biết ngay thằng cha này chưa đọc. Thế mà tiếng “Hay” hắn thốt ra cứ như không. “Đúng là phóng viên! Một lũ nói láo” Hắn vừa chửi thầm ông bạn và vừa chửi chính mình.
Buổi trưa, hắn sang ngồi bên quán nước bên kia đường xế cửa đài phát thanh và truyền hình tỉnh. Hắn gọi một chén trà nóng, rút bao thuốc châm một điếu thuốc nhẩn nha nhấp từng ngụm Nuớc chè đặc sánh.
– Mẹ bọn bồi bút.
Có tiếng chửi đầy bực bội ở xế bên, hắn ngẩng đầu nhìn lên. Một người đàn ông đang gấp tờ báo của tỉnh lại ném toẹt xuống dưới đất người bán hàng cười.
– Ai bảo ông đi đọc những loại báo lá cải ấy làm gì rồi lại ngồi chửi bới lung tung.
Hình như chưa hết tức, ông khách quay sang chủ quán cự lại:
– Thế không đọc thì ông mua nó làm gì?
Người chủ quán lại cười:
– Tôi điên à mà mua báo! Toàn nói láo. Đây là tôi xin về để nhóm bếp. Mà cũng tiện thật đấy. Một tờ báo có thể nhóm được một viên than tổ ong. Mà báo viết gì mà ông chửi toáng lên thế?
– Thì lại chuyện ở An thủy chứ còn chuyện gì nữa. – Nghe hai tiếng An Thủy, hắn giật thót mình kéo vội cái mũ lưởi trai xuống tận trán, đầu cúi thấp xuống nghiêng tai lắng nghe. – Mẹ nó chứ cái gì cũng tốt, cũng đúng. Tỉnh còn bao nhiêu vùng đất hoang, đất bạc màu sao không cắm khu công nghiệp ở đấy mà lại lấy đất thượng đẳng điền năm ba vụ lúa nằm ngay sát đường tỉnh lộ mà làm khu công nghiệp?.
Một ông khách uống nước bên cạnh vỗ vai người vừa nói cười hỏi.
– Nếu ông làm chủ tịch tỉnh thì liệu ông có cắm khu công nghiệp ở đất Hoài Sơn không?
Người vừa chửi vỗ đùi đến đét một cái.
– Đúng! Sao không cắm khu công nghiệp ở đấy, vừa xa thành phố lại vẫn gần ngay đuờng tỉnh lộ. Chỉ làm thêm có năm cây số đuờng là thông ra tỉnh lộ ngay. Mà đất ở đấy xin không người ta cũng cho đuợc vài trăm mét. Toàn đồi trọc.
– Đấy! Đấy! Vấn đề chính là nằm trong cái câu ”Vừa xa thành phố” của ông đấy. Trong một trăm năm mươi hecta thế nào chúng nó cũng xà xẻo năm ba héc ta chia nhau để sau này bán. Mà ở Hoài Sơn xin cũng đuợc năm bảy chục mét vuông. Vậy nếu là chủ tịch tỉnh ông đặt khu công nghiệp ở đâu?
Người khách uống nuớc hỏi lại một lần nữa. Không một ai trả lời ông ta. Hắn thầm phục con mắt tinh tường của người vừa nói. Đúng là thông tấn xã vỉa hè luôn luôn có những nhà bình luận xuất sắc. Cũng lạ và cũng thật là độc đáo! Hắn thầm nghĩ. Không ở đâu trên thế giới này có một nền văn hóa vỉa hè như ở Việt Nam. Ở đấy, người ta chẳng tin vào bất cứ một điều gì mà giới truyền thông khổng lồ của nhà nuớc, đuợc đào tạo một cách bài bản, nói và viết. Họ chỉ tin vào những lập luận đầy sức thuyết phục của những nhà phân tích vô danh. Những người chẳng hề được đào tạo qua bất cứ một trường lớp nào nhưng bù lại họ lại có được một cái tâm ngời sáng và cái thầm trầm, hóm hỉnh của trạng Quỳnh.
– Thế sao không một thằng phóng viên nào viết về những điều vô lý ấy nhỉ?
Một người thắc mắc hỏi.
– Tại sao nữa! Lỗi là tại cái phong bì!
Mặt hắn cúi thấp thêm chút nữa.
– Mẹ kiếp! Ba bát phở cho một mét vuông đất mà cấm thấy thằng bồi bút này nói đến một dòng. Tôi chỉ cầu mong cho nhà thằng viết bài này cũng bị thu hồi để xem xem nó viết như thế nào.
Người vừa văng tục nói, còn người đàn ông vừa phân tích sự việc thì trầm ngâm một lúc rồi mới từ từ cất lời.
– Tôi nghĩ rằng trời luôn có mắt. Những kẻ cổ vũ cho cái xấu truớc sau gì cũng bị quả báo.
Hắn không dám ngồi lại nữa vội vàng đứng dậy đi ra.
*
* *
* *
Không biết người đàn ông trong quán nước chè có phải là nhà chiêm tinh không mà lời nói của ông ta đã thành sự thật. Mười ngày sau khi bài báo đăng, con gái hắn đột ngột tuyên bố bỏ học
– Con không thể chịu đựng đuợc sự khinh bỉ của các bạn bè.!
Con gái hắn nói trong nước mắt
Và thế là đêm nay hắn đi lang thang.
Trời bắt đầu lắc rắc mưa. Gió lạnh nổi lên tứ phía. Một tia chớp bừng lên trong đêm đen khiến cho hắn nhìn thấy xa xa, giữa bãi sông vắng lặng và trống trải có một cái miếu hoang. Hắn vội vã rảo buớc đi về phía ấy.
Gió mỗi lúc một mạnh. Gió hú dài thốc từng đợt vào những bãi mía tươi tốt khiến đám lá mía cọ vào nhau ràn rạt nghe sắc và nhọn như muốn băm nát đất trời. Mưa bắt đầu xối xả trút xuống. Hắn buớc vào trong ngôi miếu hoang và tựa lưng vào bờ tường ngây người nhìn ra dòng sông.
Mưa! Gió! Và màn đêm đặc quánh bao bọc lấy hắn.
Đột nhiên, một lằn sét sáng lòa đánh trúng vào gốc đa ngay đầu miếu. Một tiếng nổ đinh tai và một làn sóng vô hình, nóng rực thốc vào ngực hắn. Theo bản năng, hắn cúi người xuống và dưới cái ánh sáng xanh đến chói mắt hắn chợt nhận ra còn một người nữa đang quỳ trong ngôi miếu hoang.
Cây đa bị bửa làm đôi những cành của nó bốc cháy. Dưới cái ánh lửa leo loét như ma trơi trong mưa khiến cho hắn nổi gai người. Cái bóng người đang quỳ trong miếu hoang kia vẫn quỳ im bất động. Hình như tiếng sét dậy đất, cái lằn sáng rợn người và tiếng nổ lép bép của thân cây nứt vỡ vì sức nóng của tia sét không hề tác động gì đến người đang quỳ kia. Hay đấy là một người chết? Hắn lập bập móc vội chiếc bật lửa trong túi áo, bật lên. Hắn sững người!
Truớc mặt người đang quỳ, mặt ngửa lên nhìn đăm đăm vào pho tượng Phật là một một mâm hoa quả. Một lọ hoa cắm nhưng bông cúc trắng muốt. Một bát hương đã cháy hết chỉ còn lại những cái chân hương trơ trọi. Mấy cây nến thắp dở, bị tắt có lẽ là do gió. Hắn châm lửa vào cây nến. Căn miếu hoang sáng bừng lên trong ánh sáng vàng úa thê lương. Lúc này hắn mới nhận ra phía truớc mâm hoa quả là tấm ảnh của một cô gái còn rất trẻ chừng mười lăm mười sáu gì đó. Hắn quay sang nhìn người đang quỳ. Hắn ngờ ngợ. Hình như hắn đã gặp người này ở đâu nhưng lúc này thì hắn chịu không thể nhớ ra. Hắn lặng lẽ ngồi xuống bên cạnh ông già đang quỳ nhẹ nhàng hỏi.
– Sao bác lại quỳ ở đây?
Ông lão tóc đã bạc trắng trả lời hắn giọng trầm và đục. Trầm vì nỗi đau! Đục vì cuộc đời.
– Cháu gái tôi tự tử ở nơi đây
Hai từ “tự tử” làm cho hắn thoáng rùng mình! Bây giờ thì hắn đã nhận ra. Ông già này chính là chánh án của toàn án tỉnh đã nghỉ hưu.
Hắn biết ông ta cách đây đã ngót chục năm. Hồi ấy hắn vừa mới ra trường. Là một phóng viên trẻ đầy nhiệt huyết, hắn những tưởng hắn có thể dùng ngòi bút của mình để giành lấy công lý cho cuộc đời. Tỉnh hắn ở hồi ấy có một vụ án làm cả nuớc quan tâm. Đấy là một vụ án mại dâm có dính líu đến những quan chức cấp cao của tỉnh mà chính ông già đang quỳ ở đây ngồi ghế chánh án. Trong vụ án ấy, hắn đã mang máy ảnh, len qua đám đông phẫn nộ đang tụ tập trước cửa tòa án vì bị cảnh sát ngăn không cho vào dự phiên tòa.
– Anh kia! Đi đâu?
Tay cảnh sát quát hỏi hắn. Hắn đứng thẳng, đàng hoàng móc thẻ nhà báo đưa cho tay cảnh sát.
– Tôi là phóng viên đài truyền hình Tỉnh.
– Thì sao?
Tay cảnh sát hỏi lại mặt tỉnh khô.
– Tôi đến để đưa tin về vụ án.
Một nụ cười nhạt đầy khinh bỉ hiện trên môi tay cảnh sát.
– Có đuợc phân công đi lấy tin không? Giấy giới thiệu đâu?
Làm gì có ai phân công cho hắn. Hắn đến đây là vì nhiệt huyết và sự ngây thơ của tuổi trẻ. Hắn gân cổ lý sự.
– Pháp luật cho phép chúng tôi tác nghiệp mà không một ai có quyền ngăn cản.
– Này thì pháp luật này! Này thì pháp luật này!
Sau mỗi tiếng “Này” là một nhát dùi cui quất ngang ngực khiến hắn ngã dúi dụi. Tay cảnh sát hùng hổ chỉ thẳng vào mặt mình.
– Ở đây bố mày là pháp luật rõ chưa!
Đến tối, khi nghe bản tin thời sự hắn mới biết cô bé mười sáu tuổi mà dư luận luôn cho là nạn nhân đã bị khép vào tội “Môi giới mại dâm” và bị kết án năm năm tù còn mấy vị quan chức đầu tỉnh thì đuợc kết luận: “Không đủ chứng cứ để buộc tội”. Bằng trực giác nhạy bén nhà báo của mình, hắn biết có điều gì đó mờ ám ở đây nên người ta mới ngăn không cho mọi người đến dự phiên tòa. Thời gian cứ thế trôi đi và sự việc đã chìm vào quên lãng. Thế mà hôm nay hắn lại gặp ông chánh án ấy ở đây.
Hắn ngồi xuống bên cạnh ông lão, khẽ nắm lấy bàn tay nhăn nheo của của ông ta tỏ ý chia sẻ.
– Làm sao mà cháu nó lại dại dột vậy?
Hắn khẽ thở dài hỏi nhỏ. Người ông lão bỗng rung lên. Hóa ra trong cái tột cùng của đau khổ, con người luôn luôn có nhu cầu được chia sẻ. Một ánh mắt đồng cảm, một cái ôm thân thiết, những thứ đó tưởng như chẳng làm được gì cả nhưng nó lại làm vợi đi những day dứt đang gào thét trong lòng.
– Nó bị cưỡng hiếp và đó là lỗi của tôi.
– Kẻ nào đã cưỡng hiếp nó? Mà sao lại là lỗi của ông?
– Tại vì chính tôi đã cưỡng hiếp nó!
Hắn nổi gai, buông vội tay ông lão, hơi dịch người ra một chút. Ông lão nhìn hắn với con mắt mờ đục, vô hồn. Hình như cái nhu cầu được san sẻ đã cuốn ông lão về với quá khứ.
– Anh không biết tôi đâu. Cách đây ba năm tôi là chánh án của tòa án tỉnh này. – Ông lão không hề nhìn hắn. Ông ta vẫn quỳ, ngửa mặt nhìn lên pho tượng phật bị bỏ hoang đã lâu ngày. Những lớp sơn phủ đã bong tróc gần hết được chiếu sáng bởi ngọn nến vàng quạch, những bức tường đổ nát, run rẩy mỗi khi có một cơn gió thổi qua trong ánh sáng mờ ảo của ngọn nến. Gió hú lên những tiếng hú dài rùng rợn. Tiếng cành cây răng rắc gãy, mùi khét của những cành cây bị sét dánh, Tất cả tạo nên một quang cảnh hoang tàn, rùng rợn, thê lương làm cho hắn có cảm giác như đây là một vụ xử án nơi địa phủ mà người bị xử án là hai người. Hắn và ông lão.
– Hồi ấy, tôi xuống kiểm tra tòa án của một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh bị cáo buộc ăn hối lộ và chạy án.
Xuống dưới huyện, theo đúng quy trình công tác, tôi vào làm việc văn phòng huyện ủy. Khi nghe tôi nói về những cáo buộc có liên quan đến tòa án của huyện thì tay bí thư huyện ủy gạt đi ngay.
– Làm gì có chuyện ấy. Đồng chí Thắng chánh án là một cán bộ năng nổ đóng góp rất lớn vào việc ổn định tình hình an ninh của huyện.— Tay bí thư huyện ủy rót cho tôi một chén nuớc rồi nói tiếp.— Anh Toàn tháng nào chẳng về huyện này một vài lần nếu có vấn đề như anh nói thì chẳng cần phải anh đến tận đây để kiểm tra. Anh Toàn sẽ cuốc mặt tay Thắng lên ngay.
Toàn là chủ tịch tỉnh. Hình như trong câu chuyện tay bí thư huyện ủy muốn ngầm cảnh cáo tôi “Đừng đụng đến tổ kiến lửa”.
– Mà anh cũng biết đấy. – tay bí thư huyện ủy nói tiếp. – Cán bộ nào năng nổ một chút là y như bị mọi người ghét. Thế là kiện cáo lung tung cả lên. Chúng ta phải biết rõ điều đó để bảo vệ cán bộ của mình
Tối hôm đó, huyện ủy bố trí cho tôi nghỉ đêm tại một khách sạn nhỏ ở trung tâm huyện lị. Tám giờ tối, ngồi buồn, tôi lang thang ra phố huyện đến hơn chín giờ về khách sạn, tôi đã thấy tay Thắng chánh án tòa án huyện đang đợi tôi ở trong phòng. Cùng đi với hắn còn có một cô gái rất trẻ chừng mười sáu mười bảy tuổi gì đó. Thấy tôi về, tên Thắng vồn vã.
– Anh xuống khi nào vậy? Sao anh không báo cho chúng em một tiếng.
– Mình mới xuống ban chiều, còn phải vào văn phòng huyện ủy làm việc nên chưa xuống chỗ các cậu được. Mình định sáng mai sẽ vào chỗ các cậu.
Vì có người lạ nên chúng tôi không đả động gì đến chuyện công tác chỉ nói vài câu chuyện xã giao. Được một lúc thì tay Thắng đứng dậy từ biệt ra về. Lúc đứng lên hắn mới bảo.
– Huyện vùng sâu vùng xa này buồn lắm đêm nay để cho cô bé này ở lại cho anh có người nói chuyện.
Nói rồi hắn dông thẳng.
Thực ra chuyện gái mú khi đi công tác thì tôi cũng chẳng lạ gì. Cán bộ thời nay tôi dám chắc một trăm thằng thì một trăm linh một thằng chơi gái. Chỉ có điều tôi không bao giờ nghĩ là ở chốn vùng sâu vùng xa như huyện này mà cũng có gái mại dâm.
Tôi quay lại phòng, thấy cô gái ngồi nép vào một góc phòng, cúi mặt có vẻ sợ hãi. Nhìn cái dáng điệu ấy tôi biết ngay cô gái này không phải loại bán dâm chuyên nghiệp. Tôi đóng cửa phòng lại và tiến lại phía cô bé. Cô bé sợ hãi co rúm người lại. Tôi ngạc nhiên thật sự.
– Đây là lần đầu tiên à? Cô bé?
Con bé lắp bắp.
– Vâ…â….ng. Ch…á….u l…à h..ọc si…nh
Tôi giật mình hoảng sợ. Nắm lấy tay con bé tôi hỏi dồn dập.
– Cháu là học sinh lớp mấy? Năm nay cháu bao nhiêu tuổi? –Nhìn con bé tái người vì sợ hãi, tôi dịu giọng.— Cháu đừng sợ! Bác không làm gì cháu đâu.
Nói xong, tôi vội vã buông tay con bé ra và đi ra mở toang cửa phòng. Thấy hành động của tôi, con bé đã hết sợ. Nó thút thít khóc và bắt đầu kể cho tôi nghe sự việc.
– Cháu bị bị đúp lớp mười. Cháu lên xin điểm thầy hiệu trưởng thì thầy bảo tối nay mà đến đây thì thầy sẽ cho lên lớp.
– Bố mẹ cháu có biết cháu bị đúp chưa?
– Dạ chưa. Bố cháu mà biết thì bố cháu đánh cháu chết
– Thế ở trường cháu có nhiều bạn bị như cháu không?
– Dạ cũng có vài bạn như cháu. Nhờ các chị lớp truớc bảo nên cháu mới biết tìm đến gặp thày hiệu trưởng để xin điểm.
Tôi đã bí mật ghi âm lời cô bé định bụng sáng mai sẽ lên huyện ủy để làm rõ câu chuyện.
Sáng hôm sau khi tôi lên văn phòng huyện ủy thì nhìn thấy xe của chủ tịch tỉnh đang ở đấy. Ông ta đang bá cổ tay chánh án tòa án huyện cười nói vui vẻ. Lời tay bí thư huyện ủy lại vang lên nhắc nhở tôi “Anh Toàn tháng nào chẳng về đây vài lần”.Thế là đã rõ và tôi đành im lặng.
Bốn tháng sau, câu chuyện vỡ lở. Truớc áp lực của dư luận, người ta đành mang vụ việc ra xét xử và tôi đuợc phân công ngồi ghế chánh án.
Cách ngày xử mấy hôm thì tay Thắng mò đến nhà tôi. Vừa buớc vào cửa hắn đã sởi lởi:
– Xin chúc mừng anh chị!
Tôi ngạc nhiên.
– Chúc mừng cái gì?
– Anh chưa biết gì sao?
Hắn hỏi lại, mặt tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng nhìn hắn tôi biết ngay là hắn đang đóng kịch.
– Biết gì?
– Kì này tay Lân thường vụ tỉnh ủy trưởng ban nội chính của tỉnh sẽ nghỉ hưu. Tỉnh ủy đang nhắm anh thay thế vào chân đó.
– Ôi! – Vợ tôi lấy tay ôm ngực, mắt sáng rực – Thế thì hay quá!
– Cậu đừng có mà nói nhảm.
Tôi át đi.
– Nhảm là thế nào. Hắn cãi. – Chính anh Thắng chủ tịch tỉnh nói với em. Chỉ cần vụ án này anh làm cho êm xuôi mọi việc thì cái chân trưởng ban nội chính chắc chắn sẽ thuộc về anh.
– Xuôi là xuôi thế nào! Sự việc rõ như ban ngày. Còn báo chí còn dư luận.
– Ối dào! – Hắn nói nét mặt tỉnh không. – Án tại hồ sơ. Cái gì hồ sơ không nhắc đến thì anh cứ lờ đi. Mà mấy con ranh đó cũng có ngoan ngoãn gì đâu mà anh phải thương xót. Toàn một lũ ăn chơi đàng điếm không chịu học hành.
Trong đầu tôi lại hiện lên cái cảnh con bé co rúm người lại khi tôi tiến đến gần. hắn quay lại hỏi vợ tôi:
– Có phải thế không hả chị?
– Chú ấy nói đúng đấy! Mấy con ấy cứ phải cho ngồi tù mấy năm thì may ra mới nên người.
Vợ tôi hưởng ứng. Chao ôi đàn bà! Liệu có phải đấy là nguồn gốc của mọi tội lỗi của cánh đàn ông? Tôi biết cô bé bị oan và người ta đã dùng mọi cách để đổ tội lên đầu cô bé nhằm đỡ đòn cho những tay quan chức đầu tỉnh. Với quyền hạn của mình tôi có thể trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra lại. Nhưng…! Tôi đã viện ra hàng trăm chữ ” Nhưng” để biện hộ cho mình khi tuyên án cô bé năm năm tù.
Tuyên án xong, tôi vội vã rời khỏi phòng xử án như chạy trốn. Khi đi ngang qua cô bé, không hiểu sao tôi lại hơi dừng lại, nhìn vào cô ta. Đột nhiên! Cô bé nhổ thẳng vào mặt tôi một bãi nước bọt và dõng dạc nói to:
– Thằng hèn!
Bao nhiêu năm rồi bãi nuớc bọt ấy không khô đi trên mặt tôi và đã bao nhiêu năm rồi tôi cố gắng biện hộ cho mình nhưng cho đến khi cháu gái tôi bị cưỡng hiếp thì tôi đã không thể biện hộ cho mình đuợc nữa. Tôi đã dung túng cho cái xấu xa nảy nở thì tất tôi sẽ bị những cái xấu xa mà tôi đã dung túng ấy làm hại. Tôi ngồi đây để xám hối cho tội lỗi của mình.
Một tia sét từ dưới mặt đất đánh thẳng lên giữa trời. Trong cái ánh sáng chói lòa của tia sét, hắn nguốc nhìn lên và thấy mặt của pho tượng Phật ướt đẫm. Hắn đứng dậy tiến lại pho tượng Phật , ngửa đầu nhổ lên mặt pho tượng một bãi nước bọt:
– Cả ông nữa! Ông cũng là một thằng hèn!
Một cơn gió đột ngột thốc lên. Ngọn nến phụt tắt. Màn đêm đặc quánh ùa đến che đi tất cả chỉ còn nghe thấy tiếng mưa rào rào và gió giật từng cơn như muốn xô đổ cả ngôi miếu hoang tàn
Hà nội 19-8-2012
– Con không thể chịu đựng đuợc sự khinh bỉ của các bạn bè.!
Con gái hắn nói trong nước mắt
Và thế là đêm nay hắn đi lang thang.
Trời bắt đầu lắc rắc mưa. Gió lạnh nổi lên tứ phía. Một tia chớp bừng lên trong đêm đen khiến cho hắn nhìn thấy xa xa, giữa bãi sông vắng lặng và trống trải có một cái miếu hoang. Hắn vội vã rảo buớc đi về phía ấy.
Gió mỗi lúc một mạnh. Gió hú dài thốc từng đợt vào những bãi mía tươi tốt khiến đám lá mía cọ vào nhau ràn rạt nghe sắc và nhọn như muốn băm nát đất trời. Mưa bắt đầu xối xả trút xuống. Hắn buớc vào trong ngôi miếu hoang và tựa lưng vào bờ tường ngây người nhìn ra dòng sông.
Mưa! Gió! Và màn đêm đặc quánh bao bọc lấy hắn.
Đột nhiên, một lằn sét sáng lòa đánh trúng vào gốc đa ngay đầu miếu. Một tiếng nổ đinh tai và một làn sóng vô hình, nóng rực thốc vào ngực hắn. Theo bản năng, hắn cúi người xuống và dưới cái ánh sáng xanh đến chói mắt hắn chợt nhận ra còn một người nữa đang quỳ trong ngôi miếu hoang.
Cây đa bị bửa làm đôi những cành của nó bốc cháy. Dưới cái ánh lửa leo loét như ma trơi trong mưa khiến cho hắn nổi gai người. Cái bóng người đang quỳ trong miếu hoang kia vẫn quỳ im bất động. Hình như tiếng sét dậy đất, cái lằn sáng rợn người và tiếng nổ lép bép của thân cây nứt vỡ vì sức nóng của tia sét không hề tác động gì đến người đang quỳ kia. Hay đấy là một người chết? Hắn lập bập móc vội chiếc bật lửa trong túi áo, bật lên. Hắn sững người!
Truớc mặt người đang quỳ, mặt ngửa lên nhìn đăm đăm vào pho tượng Phật là một một mâm hoa quả. Một lọ hoa cắm nhưng bông cúc trắng muốt. Một bát hương đã cháy hết chỉ còn lại những cái chân hương trơ trọi. Mấy cây nến thắp dở, bị tắt có lẽ là do gió. Hắn châm lửa vào cây nến. Căn miếu hoang sáng bừng lên trong ánh sáng vàng úa thê lương. Lúc này hắn mới nhận ra phía truớc mâm hoa quả là tấm ảnh của một cô gái còn rất trẻ chừng mười lăm mười sáu gì đó. Hắn quay sang nhìn người đang quỳ. Hắn ngờ ngợ. Hình như hắn đã gặp người này ở đâu nhưng lúc này thì hắn chịu không thể nhớ ra. Hắn lặng lẽ ngồi xuống bên cạnh ông già đang quỳ nhẹ nhàng hỏi.
– Sao bác lại quỳ ở đây?
Ông lão tóc đã bạc trắng trả lời hắn giọng trầm và đục. Trầm vì nỗi đau! Đục vì cuộc đời.
– Cháu gái tôi tự tử ở nơi đây
Hai từ “tự tử” làm cho hắn thoáng rùng mình! Bây giờ thì hắn đã nhận ra. Ông già này chính là chánh án của toàn án tỉnh đã nghỉ hưu.
Hắn biết ông ta cách đây đã ngót chục năm. Hồi ấy hắn vừa mới ra trường. Là một phóng viên trẻ đầy nhiệt huyết, hắn những tưởng hắn có thể dùng ngòi bút của mình để giành lấy công lý cho cuộc đời. Tỉnh hắn ở hồi ấy có một vụ án làm cả nuớc quan tâm. Đấy là một vụ án mại dâm có dính líu đến những quan chức cấp cao của tỉnh mà chính ông già đang quỳ ở đây ngồi ghế chánh án. Trong vụ án ấy, hắn đã mang máy ảnh, len qua đám đông phẫn nộ đang tụ tập trước cửa tòa án vì bị cảnh sát ngăn không cho vào dự phiên tòa.
– Anh kia! Đi đâu?
Tay cảnh sát quát hỏi hắn. Hắn đứng thẳng, đàng hoàng móc thẻ nhà báo đưa cho tay cảnh sát.
– Tôi là phóng viên đài truyền hình Tỉnh.
– Thì sao?
Tay cảnh sát hỏi lại mặt tỉnh khô.
– Tôi đến để đưa tin về vụ án.
Một nụ cười nhạt đầy khinh bỉ hiện trên môi tay cảnh sát.
– Có đuợc phân công đi lấy tin không? Giấy giới thiệu đâu?
Làm gì có ai phân công cho hắn. Hắn đến đây là vì nhiệt huyết và sự ngây thơ của tuổi trẻ. Hắn gân cổ lý sự.
– Pháp luật cho phép chúng tôi tác nghiệp mà không một ai có quyền ngăn cản.
– Này thì pháp luật này! Này thì pháp luật này!
Sau mỗi tiếng “Này” là một nhát dùi cui quất ngang ngực khiến hắn ngã dúi dụi. Tay cảnh sát hùng hổ chỉ thẳng vào mặt mình.
– Ở đây bố mày là pháp luật rõ chưa!
Đến tối, khi nghe bản tin thời sự hắn mới biết cô bé mười sáu tuổi mà dư luận luôn cho là nạn nhân đã bị khép vào tội “Môi giới mại dâm” và bị kết án năm năm tù còn mấy vị quan chức đầu tỉnh thì đuợc kết luận: “Không đủ chứng cứ để buộc tội”. Bằng trực giác nhạy bén nhà báo của mình, hắn biết có điều gì đó mờ ám ở đây nên người ta mới ngăn không cho mọi người đến dự phiên tòa. Thời gian cứ thế trôi đi và sự việc đã chìm vào quên lãng. Thế mà hôm nay hắn lại gặp ông chánh án ấy ở đây.
Hắn ngồi xuống bên cạnh ông lão, khẽ nắm lấy bàn tay nhăn nheo của của ông ta tỏ ý chia sẻ.
– Làm sao mà cháu nó lại dại dột vậy?
Hắn khẽ thở dài hỏi nhỏ. Người ông lão bỗng rung lên. Hóa ra trong cái tột cùng của đau khổ, con người luôn luôn có nhu cầu được chia sẻ. Một ánh mắt đồng cảm, một cái ôm thân thiết, những thứ đó tưởng như chẳng làm được gì cả nhưng nó lại làm vợi đi những day dứt đang gào thét trong lòng.
– Nó bị cưỡng hiếp và đó là lỗi của tôi.
– Kẻ nào đã cưỡng hiếp nó? Mà sao lại là lỗi của ông?
– Tại vì chính tôi đã cưỡng hiếp nó!
Hắn nổi gai, buông vội tay ông lão, hơi dịch người ra một chút. Ông lão nhìn hắn với con mắt mờ đục, vô hồn. Hình như cái nhu cầu được san sẻ đã cuốn ông lão về với quá khứ.
– Anh không biết tôi đâu. Cách đây ba năm tôi là chánh án của tòa án tỉnh này. – Ông lão không hề nhìn hắn. Ông ta vẫn quỳ, ngửa mặt nhìn lên pho tượng phật bị bỏ hoang đã lâu ngày. Những lớp sơn phủ đã bong tróc gần hết được chiếu sáng bởi ngọn nến vàng quạch, những bức tường đổ nát, run rẩy mỗi khi có một cơn gió thổi qua trong ánh sáng mờ ảo của ngọn nến. Gió hú lên những tiếng hú dài rùng rợn. Tiếng cành cây răng rắc gãy, mùi khét của những cành cây bị sét dánh, Tất cả tạo nên một quang cảnh hoang tàn, rùng rợn, thê lương làm cho hắn có cảm giác như đây là một vụ xử án nơi địa phủ mà người bị xử án là hai người. Hắn và ông lão.
– Hồi ấy, tôi xuống kiểm tra tòa án của một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh bị cáo buộc ăn hối lộ và chạy án.
Xuống dưới huyện, theo đúng quy trình công tác, tôi vào làm việc văn phòng huyện ủy. Khi nghe tôi nói về những cáo buộc có liên quan đến tòa án của huyện thì tay bí thư huyện ủy gạt đi ngay.
– Làm gì có chuyện ấy. Đồng chí Thắng chánh án là một cán bộ năng nổ đóng góp rất lớn vào việc ổn định tình hình an ninh của huyện.— Tay bí thư huyện ủy rót cho tôi một chén nuớc rồi nói tiếp.— Anh Toàn tháng nào chẳng về huyện này một vài lần nếu có vấn đề như anh nói thì chẳng cần phải anh đến tận đây để kiểm tra. Anh Toàn sẽ cuốc mặt tay Thắng lên ngay.
Toàn là chủ tịch tỉnh. Hình như trong câu chuyện tay bí thư huyện ủy muốn ngầm cảnh cáo tôi “Đừng đụng đến tổ kiến lửa”.
– Mà anh cũng biết đấy. – tay bí thư huyện ủy nói tiếp. – Cán bộ nào năng nổ một chút là y như bị mọi người ghét. Thế là kiện cáo lung tung cả lên. Chúng ta phải biết rõ điều đó để bảo vệ cán bộ của mình
Tối hôm đó, huyện ủy bố trí cho tôi nghỉ đêm tại một khách sạn nhỏ ở trung tâm huyện lị. Tám giờ tối, ngồi buồn, tôi lang thang ra phố huyện đến hơn chín giờ về khách sạn, tôi đã thấy tay Thắng chánh án tòa án huyện đang đợi tôi ở trong phòng. Cùng đi với hắn còn có một cô gái rất trẻ chừng mười sáu mười bảy tuổi gì đó. Thấy tôi về, tên Thắng vồn vã.
– Anh xuống khi nào vậy? Sao anh không báo cho chúng em một tiếng.
– Mình mới xuống ban chiều, còn phải vào văn phòng huyện ủy làm việc nên chưa xuống chỗ các cậu được. Mình định sáng mai sẽ vào chỗ các cậu.
Vì có người lạ nên chúng tôi không đả động gì đến chuyện công tác chỉ nói vài câu chuyện xã giao. Được một lúc thì tay Thắng đứng dậy từ biệt ra về. Lúc đứng lên hắn mới bảo.
– Huyện vùng sâu vùng xa này buồn lắm đêm nay để cho cô bé này ở lại cho anh có người nói chuyện.
Nói rồi hắn dông thẳng.
Thực ra chuyện gái mú khi đi công tác thì tôi cũng chẳng lạ gì. Cán bộ thời nay tôi dám chắc một trăm thằng thì một trăm linh một thằng chơi gái. Chỉ có điều tôi không bao giờ nghĩ là ở chốn vùng sâu vùng xa như huyện này mà cũng có gái mại dâm.
Tôi quay lại phòng, thấy cô gái ngồi nép vào một góc phòng, cúi mặt có vẻ sợ hãi. Nhìn cái dáng điệu ấy tôi biết ngay cô gái này không phải loại bán dâm chuyên nghiệp. Tôi đóng cửa phòng lại và tiến lại phía cô bé. Cô bé sợ hãi co rúm người lại. Tôi ngạc nhiên thật sự.
– Đây là lần đầu tiên à? Cô bé?
Con bé lắp bắp.
– Vâ…â….ng. Ch…á….u l…à h..ọc si…nh
Tôi giật mình hoảng sợ. Nắm lấy tay con bé tôi hỏi dồn dập.
– Cháu là học sinh lớp mấy? Năm nay cháu bao nhiêu tuổi? –Nhìn con bé tái người vì sợ hãi, tôi dịu giọng.— Cháu đừng sợ! Bác không làm gì cháu đâu.
Nói xong, tôi vội vã buông tay con bé ra và đi ra mở toang cửa phòng. Thấy hành động của tôi, con bé đã hết sợ. Nó thút thít khóc và bắt đầu kể cho tôi nghe sự việc.
– Cháu bị bị đúp lớp mười. Cháu lên xin điểm thầy hiệu trưởng thì thầy bảo tối nay mà đến đây thì thầy sẽ cho lên lớp.
– Bố mẹ cháu có biết cháu bị đúp chưa?
– Dạ chưa. Bố cháu mà biết thì bố cháu đánh cháu chết
– Thế ở trường cháu có nhiều bạn bị như cháu không?
– Dạ cũng có vài bạn như cháu. Nhờ các chị lớp truớc bảo nên cháu mới biết tìm đến gặp thày hiệu trưởng để xin điểm.
Tôi đã bí mật ghi âm lời cô bé định bụng sáng mai sẽ lên huyện ủy để làm rõ câu chuyện.
Sáng hôm sau khi tôi lên văn phòng huyện ủy thì nhìn thấy xe của chủ tịch tỉnh đang ở đấy. Ông ta đang bá cổ tay chánh án tòa án huyện cười nói vui vẻ. Lời tay bí thư huyện ủy lại vang lên nhắc nhở tôi “Anh Toàn tháng nào chẳng về đây vài lần”.Thế là đã rõ và tôi đành im lặng.
Bốn tháng sau, câu chuyện vỡ lở. Truớc áp lực của dư luận, người ta đành mang vụ việc ra xét xử và tôi đuợc phân công ngồi ghế chánh án.
Cách ngày xử mấy hôm thì tay Thắng mò đến nhà tôi. Vừa buớc vào cửa hắn đã sởi lởi:
– Xin chúc mừng anh chị!
Tôi ngạc nhiên.
– Chúc mừng cái gì?
– Anh chưa biết gì sao?
Hắn hỏi lại, mặt tỏ vẻ ngạc nhiên nhưng nhìn hắn tôi biết ngay là hắn đang đóng kịch.
– Biết gì?
– Kì này tay Lân thường vụ tỉnh ủy trưởng ban nội chính của tỉnh sẽ nghỉ hưu. Tỉnh ủy đang nhắm anh thay thế vào chân đó.
– Ôi! – Vợ tôi lấy tay ôm ngực, mắt sáng rực – Thế thì hay quá!
– Cậu đừng có mà nói nhảm.
Tôi át đi.
– Nhảm là thế nào. Hắn cãi. – Chính anh Thắng chủ tịch tỉnh nói với em. Chỉ cần vụ án này anh làm cho êm xuôi mọi việc thì cái chân trưởng ban nội chính chắc chắn sẽ thuộc về anh.
– Xuôi là xuôi thế nào! Sự việc rõ như ban ngày. Còn báo chí còn dư luận.
– Ối dào! – Hắn nói nét mặt tỉnh không. – Án tại hồ sơ. Cái gì hồ sơ không nhắc đến thì anh cứ lờ đi. Mà mấy con ranh đó cũng có ngoan ngoãn gì đâu mà anh phải thương xót. Toàn một lũ ăn chơi đàng điếm không chịu học hành.
Trong đầu tôi lại hiện lên cái cảnh con bé co rúm người lại khi tôi tiến đến gần. hắn quay lại hỏi vợ tôi:
– Có phải thế không hả chị?
– Chú ấy nói đúng đấy! Mấy con ấy cứ phải cho ngồi tù mấy năm thì may ra mới nên người.
Vợ tôi hưởng ứng. Chao ôi đàn bà! Liệu có phải đấy là nguồn gốc của mọi tội lỗi của cánh đàn ông? Tôi biết cô bé bị oan và người ta đã dùng mọi cách để đổ tội lên đầu cô bé nhằm đỡ đòn cho những tay quan chức đầu tỉnh. Với quyền hạn của mình tôi có thể trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra lại. Nhưng…! Tôi đã viện ra hàng trăm chữ ” Nhưng” để biện hộ cho mình khi tuyên án cô bé năm năm tù.
Tuyên án xong, tôi vội vã rời khỏi phòng xử án như chạy trốn. Khi đi ngang qua cô bé, không hiểu sao tôi lại hơi dừng lại, nhìn vào cô ta. Đột nhiên! Cô bé nhổ thẳng vào mặt tôi một bãi nước bọt và dõng dạc nói to:
– Thằng hèn!
Bao nhiêu năm rồi bãi nuớc bọt ấy không khô đi trên mặt tôi và đã bao nhiêu năm rồi tôi cố gắng biện hộ cho mình nhưng cho đến khi cháu gái tôi bị cưỡng hiếp thì tôi đã không thể biện hộ cho mình đuợc nữa. Tôi đã dung túng cho cái xấu xa nảy nở thì tất tôi sẽ bị những cái xấu xa mà tôi đã dung túng ấy làm hại. Tôi ngồi đây để xám hối cho tội lỗi của mình.
Một tia sét từ dưới mặt đất đánh thẳng lên giữa trời. Trong cái ánh sáng chói lòa của tia sét, hắn nguốc nhìn lên và thấy mặt của pho tượng Phật ướt đẫm. Hắn đứng dậy tiến lại pho tượng Phật , ngửa đầu nhổ lên mặt pho tượng một bãi nước bọt:
– Cả ông nữa! Ông cũng là một thằng hèn!
Một cơn gió đột ngột thốc lên. Ngọn nến phụt tắt. Màn đêm đặc quánh ùa đến che đi tất cả chỉ còn nghe thấy tiếng mưa rào rào và gió giật từng cơn như muốn xô đổ cả ngôi miếu hoang tàn
Hà nội 19-8-2012
Nguyễn Thế Duyên
Subscribe to:
Posts (Atom)
Bài mẫu thư UPU lần 48: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh dưới 15 tuổi.
“Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh dưới 15 tuổi. Mẫu thư U...
-
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1...
-
Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. Viết một bà...
-
PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa ...