Monday, January 1, 2018

Nội dung Mẫu bản kiểm tự phê bình và phê bình điểm dành cho học sinh THPT


Sở GD&ĐT......................................
Trường...........................................
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: - Ban giám hiệu trường.................
                - Giáo viên chủ nhiệm lớp.............
Em tên là:................................................................... Học sinh lớp:.............................
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường em nhận thấy mình còn nhiều khuyết điểm như sau:
  • Quên đeo thẻ học sinh hoặc đeo thẻ muộn
  • Trong giờ học còn chưa tích cự xây dựng bài
  • Học chưa nghiêm túc.
Ưu điểm: 
·         Mang đầy đủ dụng cụ học tập
·         Làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
Em xin hứa sẽ cố gắng khắc phục những hiện tượng trên và sẽ phát huy những ưu điểm hiện có.
                                             
................, ngày.....tháng......năm.......

Người tự kiểm điểm, phê bình
(Ký, ghi rõ họ tên)


BA LÀ MÙA XUÂN

BA LÀ MÙA XUÂN

Càng lớn càng nhận ra Tết không phải là ngày hội của trẻ con mà là những khoảnh khắc ấm áp, sum họp bên gia đình, có ba có mẹ cùng nhau quây quần ăn bữa cơm tất niên.
***
Tết trong tôi chia hai khi mẹ mất vào cái đêm mưa phùn gió bấc. Những ngày cuối đông rét căm. Cu Bin cất tiếng khóc oe oe chào đời cũng là lúc mẹ tôi nhắm mắt đi xa và không bao giờ quay trở về để đoàn tụ cùng với mấy ba con tôi nữa. Mẹ chảy máu quá nhiều khi hạ sinh cu Bin. Bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không giữ được mạng sống cho mẹ. Ba đau đớn khôn cùng, bế cu Bin trên tay nhìn các bác sĩ trùm mảnh vải trắng lên đầu mẹ. Cu Bin nghịch hai đôi chân, bàn tay bé xíu cứ nắm chặt áo ba, không rời. Cặp mắt to tròn, sáng lấp lánh đảo qua đảo lại.

Ngày đưa tang mẹ, cu Bin nằm trong nôi, chớp mắt, thi thoảng lại phát ra những tiếng chí chóe nghe như tiếng cười, thật hồn nhiên. Mọi người đều bảo sau này lớn lên thằng bé sẽ lanh lợi và hoạt bát. Đó là một ngày thật buồn nhưng gia đình tôi được an ủi khi có cu Bin. Thằng bé là sinh linh bé bỏng, là món quà mà thượng đế ban tặng trước khi Người đem mẹ tôi đi. Đôi lúc thấy nó thật đáng thương và cũng đáng hận. Nếu không có sự xuất hiện của nó thì mẹ tôi đã không phải ra đi. Đúng, cu Bin là ngôi sao chổi, là điềm xấu luôn mang tai họa đến cho gia đình tôi. Tôi căm ghét nó.
Cu Bin mau ăn chóng lớn, nghịch phá hết biết. Bao nhiêu đồ chơi ba mua về, nó đều phá hư hỏng. Tôi mắng thì nó ngồi im, giương cặp mắt tròn xoe nhìn tôi với vẻ biết lỗi. Tôi quay mặt đi, nhìn nó tôi lại nhớ về mẹ. Một lát sau tôi quay lại, thấy cu Bin đang đưa mu bàn tay lên lau quanh khóe mắt. Lần đầu tiên tôi thấy thằng bé khóc, khóc một cách nghiêm túc, không phải là tiếng khóc chào đời là tiếng khóc của một đứa trẻ tủi thân, luôn miệng gọi mẹ ơi. Dù cay xé lòng nhưng tôi vẫn không bước đến ôm cu Bin, vỗ về nó, an ủi nó. Phải làm sao cho nó hiểu mẹ nó đã không còn. Hiện giờ bà đang ở một nơi rất xa. Tôi chỉ biết khóc cùng cu Bin. Ghét thì có ghét nhưng dù sao đi chăng nữa thằng nhóc vẫn đứa em máu mủ ruột thịt của tôi.

Những đêm thức trắng vì tôi không ngủ được. Ngồi chống cằm bên cửa sổ, tôi ngước nhìn những vì sao sáng lấp lánh trên bầu trời. Ở nơi nào đó, mẹ đang nhìn xuống nhân gian và trông thấy con, phải không mẹ? Con thực sự, thực sự rất muốn mẹ quay về bên con, bên ba và... cả cu Bin nữa. Con rất nhớ người.Tôi nghẹn ngào, nấc lên từng cơn và rồi ngủ thiếp đi trong cơn gió se sắt mùa đông. Trong cơn mơ màng, tôi nhìn thấy có bàn tay nào đó nhấc bổng tôi lên, đặt tôi lên giường, đắp chăn và một nụ hôn vương trên trán. Bàn tay vững chãi đó, khuôn mặt phúc hậu có vài nếp nhăn đó là người đàn ông tảo tần, quyết ở vậy để nuôi chị em tôi, người mà tôi tưởng rằng sẽ thương cu Bin nhiều hơn tôi.
Thời gian thắm thoát trôi qua, cu Bin vào lớp Một. Ngày giỗ của mẹ cũng là sinh nhật thằng bé. Tôi và ba phải vật lộn, đấu tranh tư tưởng rất nhiều, nghĩ xem nên làm thế nào để cho cu Bin vui lòng. Lo đám giỗ cho mẹ thì tội cho Bin, vào ngày sinh của mình mà không nhận được lời lúc vui vẻ nào thì cũng thật là đáng buồn. Dường như Bin cũng hiểu được điều ấy nên mỗi năm giỗ mẹ, thằng bé ngồi thừ người bên bàn thờ, gương mặt đờ đẫn, hai hàng lệ chảy quanh bờ mi. Tôi bước tới đặt tay lên vai cu Bin. Em ngước mắt nhìn tôi, giọng thút thít. "Chị hai, từ giờ Bin sẽ không đòi tổ chức sinh nhật nữa đâu." Lòng tôi quặn lại, hôn lên mái tóc cu Bin, tôi dịu giọng. "Cười lên nhé để mẹ yên vui." Cu Bin gật nhanh, đôi môi chúm chím nụ cười. Ngày xưa môi mẹ cũng xinh, hồng hào như cánh hoa anh đào mùa xuân vậy.
Bao mùa đông tàn, đem mùa xuân sang, đến lúc tôi vào đại học, sống xa nhà. Tôi ở trong một xóm trọ nghèo, không có đèn đuốc gì cả. Mỗi phòng chỉ một cây đèn dầu tù mù. Đêm 29 Tết, tôi đem ghế ra ngồi ở hàng hiên. Năm nay tôi không về, số tiền dành dụm tôi gửi về cho ba sắm sửa và mua quần áo mới cho cu Bin. Ngồi ở đây giữa nơi đất khách quê người, nỗi nhớ trong tôi da diết, nhớ cảnh ba sớm tối đi làm vất vả, tay chân lấm lem bùn cát, nhớ góc bếp vắng đi giọng nói của mẹ, nhớ cả những lần nắm tay nhóc em lạc bước giữa chợ hoa xuân...
Màn hình điện thoại sáng lên. Giọng ba trầm khàn ở bên kia đầu dây. "Ráng giữ gìn sức khỏe nghe, con!" Tiếp theo là giọng buồn bã của nhóc Bin xen vào. "Năm sau chị nhớ về nhé, em bắt đầu biết muối dưa rồi đấy." Tôi chị kịp nói. "Dạ, thưa ba!" rồi nhanh chóng cúp máy vì nếu tôi tiếp tục trò chuyện, tôi sợ mình sẽ yếu lòng mà òa khóc nức nở... Chuyến xe buýt cuối cùng đi qua để lại những làn khói bụi phía sau mịt mù. Ánh sáng tắt dần nhường chỗ cho bóng đêm.
Thời gian thoi đưa, vật đổi sao dời, hạnh phúc về một mái ấm, về những khoảng trời ký ức tuổi thơ luôn sống mãi trong tâm trí tôi. Dù mẹ đang ở thiên đường xa xôi, dù Tết năm nay tôi không trở về nhưng Tết với tôi luôn là gia đình, trong đó có ba-người đã nâng cánh ước mơ, thắp sáng bao ước vọng cho đứa con gái của người. Ba mãi là mùa xuân tuyệt vời nhất trong lòng con.

GIỌT NƯỚC MẮT CỦA CHA!


GIỌT NƯỚC MẮT CỦA CHA!

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha xé hết tập vở của tôi!
***
Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi bữa, trời đã nhập nhoạng tối. Cha đứng đợi ở cửa, quát: "Đi đâu giờ này mới về?". Tôi lí nhí đáp: "Dạ, con đi học thêm!". "Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửa bỏ nhà, không dọn dẹp nấu nướng; heo ca gà vịt không ai cho ăn", vừa nói, cha vừa rút cây roi vắt trên vách, quất liên tiếp vào mình tôi. "Kể từ ngày mai, không được đi học gì hết! Học nè, học nè, học nè!", mỗi từ học là một roi. Tôi đau quặn người, đưa tay ra đỡ. Cây roi gãy làm đôi. Cha quăng cây roi gãy xuống, phăm phăm bước vào nhà, đến kệ sách của tôi, chụp lấy đống sách vở, vừa quăng vừa xé! Tôi đứng trân mắt nhìn, đau điếng nhưng không dám phản ứng.
Mẹ từ trong bếp chạy ra, kéo tôi vào nhà sau, nói: "Muốn ăn đòn nữa hay sao mà còn đứng đó. Vô nấu cháo heo đi!". Nhà sau là một cảnh nháo nhác. Bầy heo đói, kêu eng éc. Lũ gà lên chuồng lục tục, quang quác. Âm thanh inh ỏi. Mẹ tôi vừa thổi cơm, vừa la hai đứa em trai tôi, bảo tụi nó xắt rau, xắt chuối. Khói cay mù mịt gian nhà tranh chật chội, cay xè cả mắt. Bữa cơm tối rất trễ, tôi nuốt cơm, nuốt luôn cả những giọt nước mắt.

Năm đó tôi đang cuối cấp ba. Nhà tôi nghèo xơ xác. Cha tôi làm nông, mùa được mùa mất. Mẹ thì đi may ở chợ, sớm dọn đồ ra, tối dọn về. Anh Hai tôi trước đó buổi đi học, buổi phụ mẹ. Thấy mẹ cực quá, anh quyết định nghỉ học. Mẹ không cho, bảo: "Nếu con không học thì ra chợ xin thức ăn thừa ở mấy quán cơm về nuôi heo!". Anh tôi làm thiệt. Thấy cảnh đứa con trai mười bảy tuổi ngày ngày hai tay xách hai xô ra chợ xin thức ăn thừa, mẹ chịu không nổi, cho anh theo học may.

Đến lúc anh Ba tôi vào đại học, cha mất đi một người phụ việc, lại phải hàng tháng gửi tiền cho anh, nhà lâm vào cảnh túng quẫn. Cha mẹ cắn răng chịu đựng thêm vài năm, đến khi tôi vào lớp 12, cha bảo: "Con Phương là con gái, không cần phải học nhiều, hết mười hai ở nhà phụ mẹ vài năm rồi lấy chồng là vừa". Nghe vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng biết cảnh nhà cơ cực, không dám hó hé, dặn lòng học đến đâu hay đến đó, biết đâu cha mẹ đổi ý cho tôi vào đại học.
Năm cuối cấp, bài vở rất nhiều. Tôi vừa học ở trường, vừa học thêm ở nhà Nam - học miễn phí, vì "thầy giáo" chính là Nam! Nam học với tôi từ nhỏ, hai đứa rất thân. Biết cảnh nhà tôi, Nam thường kèm tôi làm bài tập. Sau giờ đi luyện thi ở nhà thầy chủ nhiệm về, Nam sắp xếp thời gian hướng dẫn cho tôi làm bài tập chung. Nhờ vậy mà tôi học cũng khá. Nhưng kẹt nỗi, tôi vừa học vừa phải canh giờ về.
Ở nhà bao nhiêu việc chờ tôi, nào nấu cơm tối, dọn dẹp nhà cửa, nào giặt giũ áo quần, cho heo ăn - lũ heo chính là tiền học của mấy anh em tôi, nhất là anh Ba; nhờ bán mấy lứa heo con, mẹ mới có tiền gửi cho anh trọ học! Cha tôi biết chuyện tôi nuôi mộng đại học, nhưng do việc nhà cũng ổn nên không nói gì. Ngặt nỗi, hai đứa em tôi lười chảy thây, chẳng giúp tôi được gì. Đó cũng chính là lý do gián tiếp khiến cho tôi bị cha xé tập vở, bắt phải nghỉ học gấp.

Sáng hôm sau, lo lắng cơm nước xong, phần cho cha bới đi làm, phần để mẹ bới đi chợ, tôi rón rén ôm cặp ra khỏi nhà. Cha nhìn theo, lặng lẽ. Đến lớp, mắt tôi vẫn còn sưng húp, tụi bạn xúm nhau hỏi, nhưng tôi không trả lời. Xui xẻo làm sao, đúng hôm đó thầy chủ nhiệm gọi tôi lên trả bài. Tôi hoảng hốt, ngơ ngẩn bước lên bục giảng. Thầy cầm lấy quyển tập của tôi, ngạc nhiên hỏi: "Tập em sao thế này? Không phải em xé đó chứ?". Tôi đứng im vô hồn, thầy hỏi gì cũng không đáp. "Này!", thầy khẽ nắm lấy cổ tay tôi lắc lắc, đúng ngay chỗ bị cha đánh. Tôi đau quá, la "oái" lên. Thầy nhìn thấy cổ tay tôi sưng vù, bầm tím, như hiểu ra điều gì, dịu giọng nói: "Em xuống phòng y tế đi, nhờ cô Vy bóp dầu cho. Thầy cho em nợ, lần sau trả bài nhé!".
Kể từ hôm đó, thầy chủ nhiệm quan tâm đến tôi nhiều hơn. Thỉnh thoảng, thầy nhờ Nam gửi cho tôi một vài quyển sách tự học với lời nhắn nhủ: "Hãy cố lên, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp, em nhé! Không gì là mãi mãi..." Lời nhắn nhủ của thầy theo tôi mãi đến những tháng năm sau này...
Rồi tôi cũng tốt nghiệp, loại giỏi! Tôi tiếp tục nộp đơn dự tuyển sinh đại học. May thay, dù chỉ dự thi một trường duy nhất là Đại học Sư phạm, tôi cũng đậu. Trước mặt tôi là một con đường! Dưới chân tôi là một con đường! Tôi sẽ phải bước tiếp!
Hôm tôi trình giấy báo nhập học, mẹ lặng lẽ cười. Cha tôi trầm ngâm không nói. Thêm một người nữa vào đại học. Một niềm vui, một nỗi lo. Phía trước, phía trước. Phía trước chắc chắn là những tháng ngày gian khó cho cha mẹ, và dĩ nhiên, cả cho tôi nữa. Tôi nhớ lúc trong phòng thi, khi đã hoàn thành bài thi cuối cùng mà vẫn còn chút ít thời gian, thay vì coi lại bài, tôi đã gục đầu trên trang giấy của mình và khóc. Giám thị có lẽ nghĩ tôi làm bài không được, nhìn tôi ái ngại.
Nhưng tôi thì lại khác, không hiểu sao tôi nghĩ là mình sẽ đậu, đậu trong lo lắng. Tôi khóc vì tấm lưng cha phơi nắng giữa đồng. Tôi khóc vì những đường kim miệt mài của mẹ. Khóc cho hai đứa em tôi. Và tôi khóc cho tôi. Không gì là mãi mãi... Tôi nhớ câu nói của thầy chủ nhiệm và tự nhủ: vì những người thân yêu, mình sẽ thay đổi được mọi thứ! Nhất định!

Khuya hôm đó, mẹ dậy sớm nấu cơm. Hai đứa em tôi vẫn còn say ngủ. Cha ngồi uống trà, nghe radio, kênh nhà nông. Tôi một mình xếp hành lý. Ăn sáng xong, tôi cúi chào cha mẹ lên đường. Cha tôi chỉ gật đầu, còn mẹ chỉ dặn: "Con đi đường cẩn thận. Phải biết tự chăm sóc cho mình, cha mẹ ở xa không lo được". Lần đầu tiên tôi xa nhà, xa những vài trăm cây số. Trong túi tôi cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn. Ra đến cổng, tôi ngoái lại nhìn căn nhà thân yêu của mình, nơi tôi đã sống, đã thương yêu, đã buồn khóc những 18 năm trời!
Bất chợt, tôi bắt gặp ánh mắt của cha nhìn theo. Thấy tôi quay lại, cha vội lảng đi chỗ khác. Dù xa, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhận ra những giọt nước mắt - giọt nước mắt đã chảy xuống đôi gò má sạm nắng của cha. Cha đã khóc vì tôi. Nghĩ đến đó, mắt tôi chợt cay xè!
Bến xe hôm đó thật đông. Tôi lên xe, lặng lẽ nhìn ra cửa. Đây là quê hương tôi, lát nữa tôi phải xa. Dù là đi học, nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cái cảm giác biền biệt, như lời một bài hát: "Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa lắm...".
Xe khởi động. Tiếng rừm rừm làm tôi rùng mình. Tôi thò đầu ra khỏi xe, nhìn về hướng nhà. Bỗng, trên con đường đất đỏ, tôi thấy dáng ai đang tất tả chạy lại - dáng ai như thể dáng mẹ! Đúng là mẹ rồi! Mẹ đi đâu vậy nhỉ? Không phải giờ này mẹ phải ra chợ rồi sao? Đến trước cửa xe, mẹ hớt hơ hớt hải gọi tài xế: "Chờ tôi chút!". Tôi vội lao ra khỏi xe. "Có chuyện gì hả mẹ?", tôi lo lắng hỏi. "Không!", mẹ vừa thở hổn hển vừa nói: "Mẹ chỉ gửi cái này cho con!".
Nói rồi, mẹ dúi vào tay tôi một bọc giấy nhỏ: "Con cầm lấy đi!". Tôi ngờ ngợ, vội mở ra, mẹ không kịp ngăn lại. Cái gì đây? Một đôi bông tai và chiếc nhẫn vàng! Ồ,... không! Chẳng phải đây là đôi bông tai và chiếc nhẫn cưới của mẹ sao. Mẹ đã giữ gìn cẩn thận nhiều năm, cho dù có túng quẫn thế nào cũng không đem ra bán. Đó là vật kỷ niệm thiêng liêng của ngoại tặng mà mẹ quý hơn máu thịt.
"Mẹ, con không nhận đâu!", tôi bật khóc nói. "Không, con cầm lấy đi cho mẹ yên tâm. Thân gái dặm trường, không có ai lo cho con cả!". "Còn cha thì sao? Cha có biết chuyện này không?", tôi ngập ngừng hỏi. Mẹ gật đầu: "Cha con nói, vật kỷ niệm thì cũng là vật. Bây giờ mà không đưa cho con thì đợi đến bao giờ?!". Thì ra, cha tôi... Cha vẫn rất thương yêu tôi, thương yêu theo cái cách của cha! Hai mẹ con chia tay nhau tại bến xe, ngập đầy nước mắt!
Xe chạy. Dáng mẹ xa dần. Tôi lại giở những kỷ vật của mẹ ra xem. Nước mắt lại trào ra. Tôi tự hứa là sẽ không bao giờ bán những kỷ vật này đi. Tôi có đôi bàn tay; tôi có khối óc; tôi có những kiến thức quý giá mà mình đã tích lũy được từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nhất định tôi sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Nhất định!

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha nhìn theo tôi, nước mắt cha chảy xuống đôi gò má sạm đen vì nắng! Tôi thương cha, thương theo cách của mình. Dù cha có làm gì đi nữa thì tôi vẫn thương.
Nguồn:truyenngan.com.vn

Bài mẫu thư UPU lần 48: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh dưới 15 tuổi.

 “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh dưới 15 tuổi. Mẫu thư U...