Tục ngữ Ấn Độ có câu: “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”.
Viết một bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Viết một bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói trên.
Viết một bài văn (khoảng 300 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác mà là mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua”. 3,0
Yêu cầu chung:
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể:
a Nêu và giải thích: 0,5
– Giá trị của con người: là những điều làm cho con người trở nên có ích trong cuộc đời, được nhiều người kính trọng, quý mến, noi gương; Mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua: sự trưởng trành.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ: khuyên mỗi người cần phải luôn cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, sống có trách nhiệm và trưởng thành hơn để khẳng định giá trị của bản thân. 0,25
Yêu cầu chung:
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận xã hội của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cụ thể:
a Nêu và giải thích: 0,5
– Giá trị của con người: là những điều làm cho con người trở nên có ích trong cuộc đời, được nhiều người kính trọng, quý mến, noi gương; Mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua: sự trưởng trành.
– Ý nghĩa của câu tục ngữ: khuyên mỗi người cần phải luôn cố gắng để mỗi ngày một vững vàng, sống có trách nhiệm và trưởng thành hơn để khẳng định giá trị của bản thân. 0,25
0,25
b Bàn luận: 2,0
– Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác: trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh xuất thân, một công việc … và ai cũng cố gắng làm tốt công việc đó. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi người mà công việc của họ được hoàn thành như thế nào. Nếu tự đánh giá cao giá trị của mình, luôn cho rằng mình hơn người khác, mình là người có giá trị thì ta dễ trở nên tự kiêu tự đại, sẽ có thái độ coi thường người khác, trở nên ích kỷ. Điều đó chỉ làm cho mình trở nên nhỏ bé.
– Giá trị của con người là ở chỗ mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua :
+ Tât cả mọi người đều thay đổi nhưng sự thay đổi đó như thế nào mới là quan trọng. Mỗi người cần phải tiến bộ qua từng ngày, ngày hôm nay phải học được nhiều điều hay hơn ngày hôm qua, phải biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp.
+ Trưởng thành là một quá trình không dễ dàng. Sự trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn học hỏi, học tập và rèn luyện không ngừng. Đó là một chặng đường gian nan, nhưng chính điều đó làm cho chúng ta ngày hôm nay hơn ngày hôm qua, làm nên giá trị sống của chúng ta và ta tự hào về điều đó.
– Mở rộng :
+ Một trong những điều làm nên giá trị con người là mỗi cá nhân phải có mục đích sống tốt đẹp, sống có lí tưởng, làm tốt công việc của mình, trở thành người có ích cho xã hội. Trưởng thành, vững vàng, sống có trách nhiệm để làm nên giá trị của mình trong ngày hôm nay.
+ Một bộ phận không nhỏ thanh niên trong xã hội hiện nay lười lao động, không chịu hoạc tập và tu dưỡng, sống dựa dẫm vào bố mẹ… những người đó sẽ không bao giờ trưởng thành và họ đã tự đánh mất đi giá trị của bản thân… 0,75
c Bài học nhận thức và hành động 0,5
– Ý thức được bản thân, học tập và rèn luyện mỗi ngày để ngày hôm nay hơn ngày hôm qua theo chiều hướng tích cực.
– Sự trưởng thành cả về nhận thức và hành động sẽ làm nên giá trị của chính mình. 0,25
b Bàn luận: 2,0
– Giá trị của con người không phải là mình hơn người khác: trong cuộc sống, mỗi người đều có một hoàn cảnh xuất thân, một công việc … và ai cũng cố gắng làm tốt công việc đó. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi người mà công việc của họ được hoàn thành như thế nào. Nếu tự đánh giá cao giá trị của mình, luôn cho rằng mình hơn người khác, mình là người có giá trị thì ta dễ trở nên tự kiêu tự đại, sẽ có thái độ coi thường người khác, trở nên ích kỷ. Điều đó chỉ làm cho mình trở nên nhỏ bé.
– Giá trị của con người là ở chỗ mình ngày hôm nay hơn mình ngày hôm qua :
+ Tât cả mọi người đều thay đổi nhưng sự thay đổi đó như thế nào mới là quan trọng. Mỗi người cần phải tiến bộ qua từng ngày, ngày hôm nay phải học được nhiều điều hay hơn ngày hôm qua, phải biết sống có trách nhiệm và biết hướng tới những điều cao đẹp.
+ Trưởng thành là một quá trình không dễ dàng. Sự trưởng thành đòi hỏi chúng ta phải kiên nhẫn học hỏi, học tập và rèn luyện không ngừng. Đó là một chặng đường gian nan, nhưng chính điều đó làm cho chúng ta ngày hôm nay hơn ngày hôm qua, làm nên giá trị sống của chúng ta và ta tự hào về điều đó.
– Mở rộng :
+ Một trong những điều làm nên giá trị con người là mỗi cá nhân phải có mục đích sống tốt đẹp, sống có lí tưởng, làm tốt công việc của mình, trở thành người có ích cho xã hội. Trưởng thành, vững vàng, sống có trách nhiệm để làm nên giá trị của mình trong ngày hôm nay.
+ Một bộ phận không nhỏ thanh niên trong xã hội hiện nay lười lao động, không chịu hoạc tập và tu dưỡng, sống dựa dẫm vào bố mẹ… những người đó sẽ không bao giờ trưởng thành và họ đã tự đánh mất đi giá trị của bản thân… 0,75
c Bài học nhận thức và hành động 0,5
– Ý thức được bản thân, học tập và rèn luyện mỗi ngày để ngày hôm nay hơn ngày hôm qua theo chiều hướng tích cực.
– Sự trưởng thành cả về nhận thức và hành động sẽ làm nên giá trị của chính mình. 0,25
(5.0 điểm)
Thơ là tiếng nói của tâm hồn.
Cảm nhận của anh/chị về tiếng nói tâm hồn của Thanh Hải qua đoạn thơ sau đây:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9,
tập 2, NXB Giáo dục, 2012, tr56)
tập 2, NXB Giáo dục, 2012, tr56)
Làm rõ ý kiến: Thơ là tiếng nói của tâm hồn qua đoạn “Ta làm con chim hót … Nhịp phách tiền đất Huế” (Thanh Hải). 5,0
Yêu cầu chung:
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phải bám sát và làm rõ ý kiến được nêu ra ở đề bài.
Yêu cầu cụ thể:
a Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn được vấn đề cần bàn luận: 0,5
– Thanh Hải (1930-1980) là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ.
– Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả, đúng là tiếng nói tâm hồn của thơ. 0,25
b Giải thích nhận định: 1,0
– Tâm hồn: thế giới nội tâm con người
– Thơ: thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình.
– Thơ là tiếng nói của tâm hồn: là sự giãi bày, bộc lộ những rung động, cảm xúc của người làm thơ.
Ý kiến này đề cập tới đặc trưng quan trọng nhất của thơ ca: là tiếng nói của tình cảm, là tiếng lòng. Mỗi bài thơ là sự đồng cảm, tri âm giữa tác giả và bạn đọc, đó chính là vai trò của tiếng nói tâm hồn trong thơ. 0,5
c Chứng minh vấn đề: 3,0
– Tâm hồn khát khao hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đất nước; đem cái riêng của mình hòa vào cái chung: Nhà thơ muốn làm con chim, nhành hoa, nốt trầm xao xuyến đem đến những âm thanh, sắc màu, hương thơm cho đời (Ta làm…xao xuyến).
– Tiếng nói tâm hồn muốn khát khao hòa nhập ấy được đẩy lên cao trở thành một lẽ sống cao đẹp, lẽ sống cống hiến và hi sinh: Nhà thơ nguyện làm Một mùa xuân nho nhỏ, nguyện đem phần nhỏ bé nhưng đẹp đẽ và tinh túy nhất của mình cống hiến cho đời. Tâm sự ấy chính là lẽ sống giản dị đáng trân trọng; Càng đáng yêu hơn vì nó bền bỉ qua thời gian, bất chấp thăng trầm cuộc đời: tuổi hai mươi hay tóc bạc đều tâm nguyện được lặng lẽ dâng cho đời. Những câu thơ ngắn nhưng là cả một sự trải nghiệm của nhà thơ: tuổi trẻ đi theo cách mạng, phục vụ đất nước. Đến thời điểm viết bài này đang lâm trọng bệnh, vậy mà Thanh Hải vẫn tha thiết được góp phần mình vào cái chung. Tiếng nói tâm hồn thật xúc động (Một mùa xuân …. tóc bạc).
– Tình cảm yêu quê hương, đất nước lắng vào câu ca xứ Huế: tác giả xin cất lên khúc Nam ai, Nam bình của xứ Huế để hát về nước non ngàn dặm, hát lên khát vọng về tình yêu. Lời thơ thể hiện ân tình sâu nặng với con người, quê hương, đất nước và một niềm tin yêu bất tử về cuộc đời của một tâm hồn không bao giờ chết.
– Nghệ thuật thể hiện tiếng nói của tâm hồn: Cấu tứ chặt chẽ theo kiểu đầu cuối tương ứng, sự chuyển đổi cách xưng hô từ Tôi sang Ta; Nghệ thuật ẩn dụ (con chim, nhành hoa, mùa xuân nho nhỏ), hoán dụ (tuổi hai mươi, tóc bạc) có ý nghĩa biểu tượng cho tiếng nói tâm hồn; Nghệ thuật điệp từ, ngữ, cấu trúc (ta, ta làm, dù là, nước non ngàn dặm) vừa tạo tính nhạc vừa nhấn mạnh cảm xúc chân thành của nhà thơ; Từ láy biểu cảm (nho nhỏ, lặng lẽ); Giọng thơ nhỏ nhẹ, khiêm nhường; Ngôn ngữ thơ có sức gợi… 0,75
Yêu cầu chung:
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh; đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác giả, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài.
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, phải bám sát và làm rõ ý kiến được nêu ra ở đề bài.
Yêu cầu cụ thể:
a Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, dẫn được vấn đề cần bàn luận: 0,5
– Thanh Hải (1930-1980) là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mĩ.
– Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả, đúng là tiếng nói tâm hồn của thơ. 0,25
b Giải thích nhận định: 1,0
– Tâm hồn: thế giới nội tâm con người
– Thơ: thể loại văn học thuộc phương thức trữ tình.
– Thơ là tiếng nói của tâm hồn: là sự giãi bày, bộc lộ những rung động, cảm xúc của người làm thơ.
Ý kiến này đề cập tới đặc trưng quan trọng nhất của thơ ca: là tiếng nói của tình cảm, là tiếng lòng. Mỗi bài thơ là sự đồng cảm, tri âm giữa tác giả và bạn đọc, đó chính là vai trò của tiếng nói tâm hồn trong thơ. 0,5
c Chứng minh vấn đề: 3,0
– Tâm hồn khát khao hòa nhập vào cuộc sống của nhân dân, đất nước; đem cái riêng của mình hòa vào cái chung: Nhà thơ muốn làm con chim, nhành hoa, nốt trầm xao xuyến đem đến những âm thanh, sắc màu, hương thơm cho đời (Ta làm…xao xuyến).
– Tiếng nói tâm hồn muốn khát khao hòa nhập ấy được đẩy lên cao trở thành một lẽ sống cao đẹp, lẽ sống cống hiến và hi sinh: Nhà thơ nguyện làm Một mùa xuân nho nhỏ, nguyện đem phần nhỏ bé nhưng đẹp đẽ và tinh túy nhất của mình cống hiến cho đời. Tâm sự ấy chính là lẽ sống giản dị đáng trân trọng; Càng đáng yêu hơn vì nó bền bỉ qua thời gian, bất chấp thăng trầm cuộc đời: tuổi hai mươi hay tóc bạc đều tâm nguyện được lặng lẽ dâng cho đời. Những câu thơ ngắn nhưng là cả một sự trải nghiệm của nhà thơ: tuổi trẻ đi theo cách mạng, phục vụ đất nước. Đến thời điểm viết bài này đang lâm trọng bệnh, vậy mà Thanh Hải vẫn tha thiết được góp phần mình vào cái chung. Tiếng nói tâm hồn thật xúc động (Một mùa xuân …. tóc bạc).
– Tình cảm yêu quê hương, đất nước lắng vào câu ca xứ Huế: tác giả xin cất lên khúc Nam ai, Nam bình của xứ Huế để hát về nước non ngàn dặm, hát lên khát vọng về tình yêu. Lời thơ thể hiện ân tình sâu nặng với con người, quê hương, đất nước và một niềm tin yêu bất tử về cuộc đời của một tâm hồn không bao giờ chết.
– Nghệ thuật thể hiện tiếng nói của tâm hồn: Cấu tứ chặt chẽ theo kiểu đầu cuối tương ứng, sự chuyển đổi cách xưng hô từ Tôi sang Ta; Nghệ thuật ẩn dụ (con chim, nhành hoa, mùa xuân nho nhỏ), hoán dụ (tuổi hai mươi, tóc bạc) có ý nghĩa biểu tượng cho tiếng nói tâm hồn; Nghệ thuật điệp từ, ngữ, cấu trúc (ta, ta làm, dù là, nước non ngàn dặm) vừa tạo tính nhạc vừa nhấn mạnh cảm xúc chân thành của nhà thơ; Từ láy biểu cảm (nho nhỏ, lặng lẽ); Giọng thơ nhỏ nhẹ, khiêm nhường; Ngôn ngữ thơ có sức gợi… 0,75
d Đánh giá chung: 0.5
– Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn với đặc trưng thể loại tác phẩm thơ nói chung, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải nói riêng.
– Với nghệ thuật đặc sắc như đã nêu, đoạn thơ thể hiện xúc động tiếng nói tâm hồn của tác giả. Đó là khát vọng cao đẹp, lẽ sống cống hiến, hi sinh, là trái tim yêu tha thiết đất nước quê hương. Tình cảm của nhà thơ cũng là tâm sự của muôn người Việt Nam.
– Tâm hồn đáng trân trọng ấy cũng đã hòa vào tâm hồn bao thế hệ (liên hệ các tác phẩm của Nguyễn Thành Long, Phạm Tiến Duật, Tố Hữu…)
Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, không bám sát yêu cầu của đề.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
– Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn với đặc trưng thể loại tác phẩm thơ nói chung, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải nói riêng.
– Với nghệ thuật đặc sắc như đã nêu, đoạn thơ thể hiện xúc động tiếng nói tâm hồn của tác giả. Đó là khát vọng cao đẹp, lẽ sống cống hiến, hi sinh, là trái tim yêu tha thiết đất nước quê hương. Tình cảm của nhà thơ cũng là tâm sự của muôn người Việt Nam.
– Tâm hồn đáng trân trọng ấy cũng đã hòa vào tâm hồn bao thế hệ (liên hệ các tác phẩm của Nguyễn Thành Long, Phạm Tiến Duật, Tố Hữu…)
Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng, không bám sát yêu cầu của đề.
5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả.
No comments:
Post a Comment