Wednesday, January 31, 2018

Thuật Xử Thế Chương 1+2

Thuật Xử Thế

Chương 1: MỞ ĐẦU CÂU CHUYỆN

Một hôm Trang Tử dẫn học trò đi ngao du, nhân lúc ghé vào nhà một người bạn để thăm. Chủ nhà tay bắt mặt mừng, nói:
- Tiếng tăm tiên sinh vang dội như sấm bưng tai. Hôm nay tiên sinh ghé thăm bỉ phu thật là vạn hạnh.
Nói rồi quay lại gọi một gia đinh, bảo:
- Hôm nay ta gặp khách quý, để mở đầu câu chuyện ngươi hãy thịt một con chim cho ta đãi khách!
Đứa ở hỏi:
- Vâng ạ! Nhưng thưa chủ nhân, có hai con chim, một con hót hay, một con không biết hót, thịt con nào?
Chủ nhân chép miệng:
- Dĩ nhiên phải thịt con chim không biết hót, thứ vô dụng đó để làm gì?
Trang Tử cùng chủ nhân ngồi nhâm nhi ly rượu với thịt chim, luận việc thế thái nhân tình, đoạn từ giã chủ nhà, dẫn học
trò ra đi. Họ đến bìa rừng, thấy một tiều phu chống búa nhìn cảnh rừng núi bao la. Trước mắt lão là một cây cổ thụ. Trang Tử thấy vậy hỏi:
- Trời chiều mà chưa thấy tiều ông đẵn được cây nào. Gặp cây này cao thẳng sao ông không hạ đi?
Lão tiều thở dài nói:
- Tôi cũng muốn hạ nó, nhưng ngặt gỗ nó xốp lắm, thứ vô dụng đó đẵn mà làm gì?!
Một học trò nghe vậy, hỏi thầy:
- Cây vô dụng thì bỏ qua, con chim vô dụng thì giết. Con thật
không hiểu nổi thói đời?
Trang Tử mỉm cười nói:
- Ta ở vào khoảng hữu dụng và vô dụng đó. Chỉ có bậc đạo đức mới tránh khỏi tai họa mà thôi.
LỜI BÀN:
Đây là một bài học ngụ ngôn nhằm khuyên răn người đời. Câu kết luận của Trang Tử nói nghe như lạc đề. Vì chim và cây không phải là người. Hữu dụng và vô dụng là hai mặt đơn giản
của cuộc đời...
Nhưng ta để ý, làm thế nào để ẩn mình vào giữa lằn mắt vô hình hữu dụng và vô dụng đó? Trang Tử nói: "Chỉ có bậc đạo đức!" Người vô dụng không phải không làm được việc gì? Ít ra họ cũng biết hô hoán (Nếu cho họ canh cửa), cũng biết dọn dẹp giặt giũ (nếu dùng họ trong việc sai vặt). Người vô dụng có thể bị người khôn khéo bóc lột công sức cho đến khi hơi thở can kiệt. Còn người hữu dụng thì sao? Người thấy việc gì cũng làm được, thành ra việc
gì cũng ôm lấy, cáng đáng, vong động, vong tưởng, cuối cùng cũng làm con rối cho bọn quyền thế cường hào. Tựu trung, hữu dụng hoặc vô dụng cũng đều bị dùng.
Người đạo đức, theo người xưa là người hiền trí. Trí để không
ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác. Có thể chứng minh một câu chuyện tương tự.
Nước Tề có loạn lạc. Đôi bạn Bảo phúc Nha và Quản Di Ngô (tức Quản Trọng) phò hai vị công tử chạy ra nước ngoài. Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch sang nước Củ, và nói: "Chỉ có mấy nước nhỏ mới không thất tín". Quản Di Ngô đưa công tử Củ chạy sang nước Lỗ, và nói: "Lỗ là cường quốc của thời này. Vả lại Lỗ là quê ngoại của công tử ". Vua Tề bị giết. Nhờ nước Củ ở gần Tề nên Bảo Thúc Nha đem công tử Tiểu Bạch về kịp đã lên ngôi. Công tử
Củ ở nước Lỗ rất xa không về kịp. Bảo Thúc Nha nói với công tử
Tiểu Bạch (bấy giờ đã lên ngôi lấy hiệu là Tề Hoàn Công): "Trước
đây Quản Di Ngô muốn giết chúa công là bởi "ai vì chúa nấy". Lúc
ấy Di Ngô đang phò công tử Củ. Xin chúa công đừng giận ông ta.
Di Ngô là bậc đệ nhất kỳ tài. Chúa công muốn dựng nghiệp bá, không có ông đó, không xong. Nay tôi đem binh đóng biên giới làm
áp lực, buộc vua Lỗ phải "xử trí" lấy Củ, và buộc vua Lỗ giao Di
Ngô cho chúa công".
Bên kia Di Ngô và vua Lỗ tranh không kịp với Tiểu Bạch, lòng còn đang tức. Bỗng nghe quân Tề kéo đến. Mưu sĩ nước Lỗ là Thi Bá, hiến kế: "Để tránh binh đao với Tề, chúa công nên giết Củ
đi, vì Củ là tên vô dụng! Nhưng chúa công phải tìm mọi cách trọng dụng Quản Di Ngô, vì tài của ông ta "kinh thiên vĩ địa". Vua Lỗ nói: "Di Ngô một lòng với chủ. Nay ta giết Củ là chủ hắn, thì hắn không bao giờ chịu giúp ta đâu. Vả lại, Tiểu Bạch một mực đòi Di Ngô về Tề, để tự tay mình trả thù". Thi Bá nói: "Đó là mẹo của Thúc Nha đòi Di Ngô về Tề để dùng. Chúa công không dùng thì giết chứ đừng trả Di ngô". Vua Lỗ không nghe. Di Ngô về Tề giúp cho Tề Hoàn Công, đưa nước Tề lên địa vị bá chủ. Vua Lỗ ân hận
mãi.
Chuyện này có phần hơi khác chuyện Trang Tử trên đây. Ở
đây kẻ vô dụng bị giết đã đành, nhưng người tài giỏi vẫn bị người
ta đòi giết. Cũng may, Di Ngô và Thúc Nha là những người kỉ mưu tuyệt trí nên không bị những kẻ tầm thường hạ sát. Nhưng cái ý nghĩa của nó vẫn giống nhau, chỉ có bậc đạo đức, hiền trí mới giữ được mình.

Chương 2: HÌNH ẢNH MỘT XỬ NỮ NGÀY XƯA

Ngũ Tử Tư từ lúc lưu vong, xin ăn dọc đường bụng đói lả. Đến đất Phiên Dương thấy một thiếu nữ đang ngồi giặt lụa trên bến Lại Thủy, có đem theo mo cơm đặt bên cạnh.
Tử Tư nói:
- Ta trên bước đường cùng nên mới xin ăn, xin nàng giúp cho! Thiếu nữ ngước lên nhìn Tử Tư rồi nói:
- Thiếp trông ngài không phải là người thường, đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn?
Người con gái mở gói cơm đưa cho Ngũ Viên (tức Ngũ Tử Tư)
và Thắng (Thắng là đứa bé con Thái tử Kiến). Kiến bị vua cha muốn giết bỏ trốn tránh qua Trịnh, sau phản Trịnh bị giết ở Trịnh. Tử Tư phải mang Thắng theo). Ngũ Viên và Thắng cùng
ăn. Ngũ Viên biết thiếu nữ nghèo khổ, lại ở nơi vắng vẻ, nên không dám ăn hết, để lại cho nàng một phần. Thiếu nữ nói:
- Hai người còn đi xa, hãy dùng hết đi.
Ngũ Viên và Thắng ăn hết cơm. Lúc sắp đi, Ngũ Viên nói:
- Tôi không bao giờ quên ơn nàng. Tôi là người chạy trốn. Nếu gặp người khác xin đừng tiết lộ.
Thiếu nữ than:
- Ba chục năm nay ta chưa hề tiếp chuyện với người đàn ông nào. Giờ vì miếng ăn thành ra thất tiết! Thôi, các ngươi đi đi!
Ngũ Tử Tư đi được mấy bước, ngoảnh mặt thấy cô gái giặt lụa ấy đã ôm lấy cục đá nhảy xuống sông mà trầm mình.
Ngũ Viên bi thương quá đỗi, cắn ngón tay chảy máu, viết hai mươi chữ trên đá: "Nhĩ hoàn sa, ngã hành khất. Ngã phúc bảo, nhỉ thân nịch. Thập niên chi hậu, thiên kim báo đáp" (Nàng giặt lụa,
ta ăn xin. Ta bụng no, nàng chết chìm. Hẹn mười năm nữa ngàn
vàng báo đền).
Tử Tư lấp đất hòn đá lại rồi dắt Thắng vào nước Ngô.
LỜI BÀN:
Cho đến bây giờ, có lúc người ta gặp cảnh ngộ thất thường đành tạm ăn xin qua ngày, thì thời đó việc ăn xin của Ngũ Tử Tư cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Vấn đề ở đây là một thiếu nữ quê mùa sau khi cho Ngũ Tử Tư ăn một bữa cơm, nàng lại trầm mình. Tại sao nàng lại tự sát? Có người nói, thiếu nữ chết là bởi
Tử Tư dặn một câu: "Nếu gặp người khác xin đừng tiết lộ". Nàng chết là để Ngũ Tử Tư yên tâm. Thật ra đó là ý phụ.
Ta xem câu nàng nói: "Thiếp trông ngài không phải là người thường, đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn?" "không phải người thường" có ý chỉ Ngũ Tử Tư là nhân vật quan trọng sau này. "Đâu dám vì chuyện nhỏ mọn mà không cho ăn". Chuyện nhỏ mọn ở đây không chỉ việc nàng nhịn đói một bữa, mà có ý chỉ cho việc "không được tiếp xúc với đàn ông ở nơi vắng vẻ". Vì vậy nàng mới than: "Ba chục năm nay ta chưa hề tiếp chuyện với người đàn ông nào. Giờ vì miếng cơm thành ra thất tiết!"
Chỉ nói chuyện với đàn ông mà nàng cho là "thất tiết", đủ hiểu cái "tiết" to lớn đến bậc nào. "Tiết" ở đây là tiết hạnh, là sự trong trắng từ thể xác đến linh hồn. Phẩm tiết là cái diện mạo của Trinh tiết. Phẩm tiết không có thì cái "Trinh" cũng bằng thừa. Vì nhiều người không thân dâm mà ý dâm thì sao? Phẩm tiết của người con gái không hẳn chỉ ở những nhà quyền quý, không hẳn
chỉ ở những tiểu thư, công nương, không hẳn chỉ ở những gia đình
thế phiệt, trâm anh. Lấy theo con mắt của người nay, thì cái chết của thiếu nữ giặt lụa là "chết dại", nhưng với con người phẩm hạnh của người xưa, họ cho rằng: "danh tiết còn giá trị hơn thân xác". Vì thân xác có thể mất đi nhưng danh tiết vẫn còn.
Hình ảnh ấy vừa cao cả, vừa bi tráng.

Thuật Xử Thế Chương 3+4

Thuật Xử Thế

Chương 3: ÔNG GIÀ HỌ MÃ MUA... NGỰA HAY LÀ MIÊNG THẾ GIAN

Nhà họ Mã ngày trước chuyên nghề nuôi dạy ngựa và bán ngựa. Có một dạo gia đình ông suy sụp vì con ông bị bệnh nặng, đã
vét hết tiền trong nhà mà con ông vẫn không khỏi. Ông bán hết số ngựa nuôi để thang thuốc cho con. Con ông sống được. Từ đó ông
bắt đầu dành dụm, tằn tiện được một số tiền.
Ngày nọ Mã ông nghe ở Hương Lâm có bán một giống ngựa quý, ông đến nơi đo xem tướng ngựa thật kỹ, biết đó là giống ngựa hay, thuộc loại Hoàng Phiêu, mặc dù nó có phần hơi gầy. Mã ông thích quá, nên chịu mua với giá đắt. Ông về nhà bàn lại với con:
- Phụ thân xem biết nó rất quý, dù hơi gầy, thuộc giống
Hoàng Tuyết Phiêu của người Khương. Nhà ta gây được giống này
sẽ làm giàu không mấy hồi. Ngặt vì xa ngót ngày đường, qua đèo truông e có cướp, nên cha con ta cùng đi.
Hai cha con họ Mã thử ngựa và ngã giá xong, tra yên cương, cha con đồng lên ngựa ra về, lòng thấy hoan hỉ.
Họ đi qua một xóm nhà, Mã ông khiêm tốn cho ngựa đi nước kiệu, dân làng đón ông lại nói:
- Mã lão! Ông là người nuôi ngựa, sao không biết thương ngựa? Con ngựa gầy thế kia, còn cha con ông cọp ăn bảy ngày không hết, nỡ nào cả hai lại đè trên mình nó?
Ông Mã nói với con mình:
- Họ nói phải đấy con ạ! Vậy cha nhường cho con cưỡi. Cha cầm cương cho.
Thế là một mình Mã công tử ngồi ngựa, ông Mã đi bộ theo.
Họ yên tâm đi xóm nhà khác, bây giờ trời đã khá trưa, những
người ngồi mát trên đường thấy cảnh cha con họ Mã như vậy, họ
kéo ra đón đầu ngựa, xỉ vả người con:
- Ai dạy công tử về cách hiếu đạo như thế? Con thì ngồi ngựa kênh kiệu, để cha chạy bộ theo đổ mồ hôi! Qua cánh đồng kia có
học hiệu Khổng Môn, chắc họ đánh công tử trào máu ra mất!
Mã công tử lật đật nhảy xuống ngựa, chắp tay thưa với cha:
- Họ nói phải đấy cha ạ! Nãy giờ con cũng khỏe rồi, cha hãy cưỡi nó cho đỡ mệt.
Người cha lên ngựa đi, ngang qua "Khổng Môn học hiệu", một số học trò ở đó biết mặt ông già, chúng chạy lại đón ông nói:
- Mã lão bá! Lão bá lâu nay mạnh giỏi chứ? Nghe nói lệnh lang lâu nay bệnh thập tử nhất sinh, nay mới vừa hơi bình phục
lão bá để lệnh lang nhọc nhoài cho đành.
Mã lão nhảy xuống ngựa nhìn con rồi thì thầm:
- Kể ra họ nói cũng phải. Kể không còn bao xa, ta dắt ngựa đi
vậy.
Hai cha con xuống ngựa dắt bộ, hồi lâu đến xóm khác, có ai
đó nhìn ngựa rồi chửi:
- Đúng là cha con một lão vô học. Đây là giống Hoàng Tuyết Phiêu, một loại thiên lý mã, mua về để cưỡi hoặc làm giống, nào phải mua về đê thờ, sao có ngựa lại không cưỡi?
Cha con họ Mã thiếu điều muốn khóc. Lão nói với con:
- Cưỡi ngựa cũng bị chửi, mà không cưỡi cũng bị chửi! Ta chịu hết nổi! Thôi thả quách cho xong!
Hai người dắt đi một đoạn cho khuất mắt mọi người, rồi tháo cương, cởi yên, đánh một roi, ngựa dong tuốt vào rừng mất dạng.
Về đến nhà, bà cụ nghe đón đầu ngõ. Ông cụ thuật lại mọi chuyện.
Bà cụ nghe qua đấm vào đầu bình bịch, vừa khóc vừa nói:
- Ngu sao là ngu! Có bao nhiêu vét đi mua ngựa, rồi thả ngựa
đi! Xưa nay miệng lưỡi thế gian. Việc mình mình cứ làm, chiều ý,
nghe lời họ làm gì? Rồi đây lấy gì mà sinh sống, lấy gì mà cưới vợ
cho con? Ngu ơi la ngu!...
LỜI BÀN:
Quả là, không "ở sao cho vừa lòng người"! Ông già họ Mã hiền hậu đến mức thiếu tự tin. Những người ngoài nhìn vào làm
sao hiểu được tình trạng của họ Mã và con ngựa kia như thế nào?
Ý kiến nào họ nói cũng phải, nhưng trước nhất họ Mã phải biết đánh giá được cái việc của mình. Tục ngữ có câu: "Chín người mười
ý", thì ý thứ mười là ý mình vậy. Mua ngựa là quyết tâm, mà giữ được "quyết tâm" (chỉ con ngựa) là thiếu quyết định. Thiếu một trong hai cái đều hỏng.

Chương 4: CHUYÊN CON VE SẦU VÀ NƯỚC NGÔ

Một sớm, Thái tử Hữu mang cung tên vào cung, vừa gặp vua
Phù Sai. Nhà vua hỏi:
- Con mang cung tên đi đâu mà áo quần ướt sũng thế này? Thái tử nói:
- Con đi săn vô ý bị sụp hầm?
- Sao lại vô ý sụp hầm? Thái tử nói:
- Con thấy con ve đang kêu, con toan rình bắt. Bất ngờ con thấy con bọ ngựa đưa càng lên bắt con ve, lại thấy con chim sẻ đậu gần đó muốn đớp con bọ ngựa. Con bèn lui lại chuẩn bị bắt con chim sẻ, không ngờ bị sa xuống sình!
Nhà vua nói:
- Con chỉ biết ham cái lợi trước mắt mà không nghĩ đến cái hại phía sau. Thiên hạ có ai ngu như con không?
Thái tử nói:
- Vậy mà có kẻ ngu hơn con! Lỗ vốn là nước lễ nhạc, trước có
Chu Công, sau có Khổng Tử, không xâm phạm gì đến Tề, thế mà
Tề vẫn cất quân đánh, tưởng là lấy được Lỗ. Ai ngờ nước Ngô ta vượt ngàn dặm đánh Tề, ai ngờ nước Việt đem quân cảm tử đánh Ngô!...
Phù Sai nổi giận hét:
- Cút! Cút... Đó là luận điệu của thằng giặc già Ngũ Viên! Thằng giặc ấy tao đã giết rồi! Nếu mày là con tao từ nay đừng nói
tới việc đó nữa!
Thái tử Hữu sợ hãi lui ra.
LỜI BÀN:
Trước đây Ngũ Tử Tư khổ tâm, khổ công can gián Phù Sai về việc này, ông bị Phù Sai giết đi, vì vẫn đinh ninh rằng nước Việt không bao giờ dám phản. Thái tử hữu mượn hình ảnh con ve, con
bọ ngựa, con chim sẻ để chỉ nước Lỗ, Tề, Ngô, Việt. Người ta nói: "Không kẻ nào điếc bằng lòng người không muốn nghe, không kẻ nào mù bằng kẻ không muốn thấy". Ngô Phù Sai không ngu nhưng ông không muốn nghe những lời can phải. Ngô Phù Sai không giết con mình nhưng cất quân đi đánh Tề và hội chư hầu
lần nữa, nước Việt đánh úp nước Ngô và giết chết Hữu! Chả khác nào Ngô Phù Sai đã giết con.

Tuesday, January 16, 2018

Câu chuyện về ông trạng Phùng Khắc Khoan đã đêm hạt giống ngô về nước

Câu chuyện về ông được bắt dầu như sau:
Ngày xưa, vào thế kỉ 16 dưới thời vua Lê chúa Trịnh có ông Phùng Khắc Khoan, ở Phùng Xá (tức làng Bùng) tỉnh Sơn Tây là người học giỏi, tài cao, lại sống giữa thời loạn lạc nên rất chăm lo cứu dân giúp nước. Nhân dân tôn ông là Trạng Bùng (ông Trạng ở làng Bùng).
Thời kì làm quan trong triều, có lần ông Phùng KhắcỊ Khoan được cử đi sứ Trung Quốc. Trên đường từ biên giới tới Yên Kinh (Kinh đô Trung Quốc), ông thường tìm hiểu cách làm ăn của nhân dân ở mỗi địa phương ông di qua.
Dạo ấy, vào cuối tháng ba, trên các sườn đồi, sườn núi bạt ngàn, chỗ nào ông cũng thấy trồng một thứ cây xanh ngắt một màu, ông không biết cây gì, lạ lắm, lân la dò hỏi mãi mới biết đó là "ngọc mễ" (tức gạo ngọc), thứ ngũ cốc hạt to gấp mấy lần hạt gạo, ăn thay gạo rất bùi. Ông bèn mua ăn thử. Bữa đầu tiên, bụng khó chịu. Ăn đến bữa thứ hai, thứ ba, rồi năm ngày... ông thấy người vẫn bình thường... Ông nghĩ bụng, nhân dân  đây có tới hàng vạn, hàng triệu người sống bằng thứ "gạo ngọc" quý giá này, vấy phải tìm cách đưa về nước trồng.
Một hôm, sắp đến ngày về, vua nhà Minh (Trung Quốc) thiết đãi ông một bữa yến sào. Phùng Khắc Khoan bèn nói:
-  Thưa Đức Vua, bấy lâu nay tôi ăn "ngọc mễ" đã quen dạ, xin phép được ăn thay yến.
Vua Minh sai người đưa hầu ông mọt bát "ngọc mễ" bung. Mọi người ăn tiệc yến vui vẻ, riêng ông vẫn ăn "ngọc mễ" bung ngon lành.
Ông còn xin vua Minh cho đem theo "ngọc mễ" để ăn dọc đường. Vua Minh bằng lòng.
Trên đường về, mỗi ngày ông ăn một bữa, nhịn một bữa dành dụm để đem về làm giống. Nhưng về đến cửa ải Nam Quan, bỗng phía trước có một tốp lính nai nịt gọn gàng, phóng ngựa tới.
Sứ giả nhà Minh lễ phép nói:
-  Thưa tiên sinh! Lệnh nhà vua không cho đem hạt "ngọc mễ" nào ra khỏi biên giới. Đây là pháp lệnh, xin tiên sinh hiểu cho.
Phùng Khắc Khoan bàng hoàng cả người. Thế là hỏng hết việc. Ông nghĩ lung lắm, chưa biết giải quyết như thế nào, bèn bốc lấy một nắm bỏ vàọ túi áo, còn bao nhiêu dỡ cả xuống đường, trướcmặt sứ giả, rồi đánh xe đì. Đến quãng dường vắng, ông ra lệnh cho tất cả mọi người dừng lại và nói:
-  Bên này có giống gạo quý, dễ trồng, thu hoạch cao, thế nào cũng phải đưa về một ít làm giống. Mỗi người phải mang về kì được hai hạt. Các ông lại đây nhận lấy!
Ai nấy, từ lính đến quan, lo lắng, tay run run nhận "ngọc mễ". Ông lại dặn thêm:
-  Đây là quốc pháp, không ai được làm mất. Ai không làm tròn bổn phận, phải chịu tội nặng. Mọi người loay hoay tìm cách giấu "ngọc mễ", có kẻ nhét cả vào hậu môn.
Đến cửa ải Nam Quan, lính tráng nhà Minh khám xét rất kĩ, nắn từ đầu đến chân, mở cả hành lí ra. Không tìm thấy gì, viên quan coi ải mới tỏ vẻ nhã nhặn:
-  Thưa tiên sinh! Xin thứ lỗi cho chúng tôi việc làm hồ đồ này. Vả lại đấy là lệnh vua.
Phùng Khắc Khoan không nói gì, gióng xe qua ải. Lúc cửa quan từ từ khép lại, mọi người bỗng thấy mình nhẹ nhõm như vừa trút được gánh nặng. Họ hồ hởi đến nộp lại "ngọc mễ" cho ông... Riêng người lính đi tiền trạm vẻ mặt lo lắng, bần thần. Mọi người đã nộp xong mà anh ta vẫn đứng ì ra đó.
Ông bèn bảo:
-  Nộp đi!
Anh lính lúng túng:
-  Thưa... thưa...!
Ông vội hỏi:
-  Thưa gì? Sao, làm mất rồi hả?
Anh lính sợ hãi thanh minh:
-  *Thưa... con đi trước, đến cửa Nam Quan bị khám kĩ quá. Hắn bóp má, nhòm lỗ mũi, vạch lỗ tai, con sợ quá nuốt mất!
Mọi người cười ồ cả lên...
Thế là hạt "ngọc mễ" được đưa vào nước ta từ hồi ấy. Vì giống này lấy từ đất Ngô, nên Phùng Khắc Khoan đặt tên là* "ngô" cho dễ gọi. Ông làm quan trong triều, nhung rất quan tâm đến việc cấy trồng. Chính ông dã nhân giống cây ngô cho nhân dân ta trồng rộng rãi trong cả nước.

PHẦN ĐỌC HIỂU (Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)

PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi bên dưới
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…”
(Trích “ Hạt gạo làng ta” – Trần Đăng Khoa)
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5đ)
Câu 2.
 Nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5đ)
Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ”.(0,5đ)
Câu 4. Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”? (0,75đ)
Câu 5. Viết một đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có của mỗi người với những sản phẩm lao động giống như “hạt gạo” được nhắc đến trong đoạn thơ trên. (0,75đ)
PHẦN LÀM VĂN
Hình ảnh nhân vật Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám) trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi tới người đọc qua truyện Tấm Cám?


SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNGHƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THPT GIA LỘC IINăm học : 2016- 2017
       ——-***——-Môn : Ngữ văn – Khối 10
Thời gian làm bài : 90 phút

PhầnCâuNội dungĐiểm



Phần I.
Đọc hiểu
Câu 1Thể thơ tự do0,5
Câu 2Hình ảnh đối lập: Cua ngoi lên bờ – Mẹ em xuống cấy0,5
Câu 3– Phép tu từ so sánh: Nước như ai nấu(0,25)
– Hiệu quả: làm hình ảnh hiện lên cụ thể hơn, gợi được sức nóng của nước – mức độ khắc nghiệt của thời tiết; đồng thời gợi ra được nỗi vất vả, cơ cực của người nông dân. (0,25)
0,5
Câu 4Qua đoạn thơ, tác giả muốn khẳng định hạt gạo là sự kết tinh của cả công sức lao động vất vả của con người lẫn tinh hoa của trời đất. Vì thế, nó mang cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần.0,75
Câu 5Bày tỏ được thái độ tích cực: nâng niu, trân trọng những sản phẩm lao động; biết ơn và quý trọng những người đã làm ra những sản phẩm ấy.0,75



Phần II. Làm văn




























































Hình ảnh nhân vật Tấm (truyện cổ tích Tấm Cám) trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc. Bài học mà tác giả dân gian muốn gửi tới người đọc qua truyện Tấm Cám?
ÝNội dungĐiểm

1
 Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
0,25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kêt luận được vấn đề

2
 Xác đinh đúng vấn đề nghị luận
0,5
– Hình ảnh nhân vật Tấm trong quá trình đấu tranh giành hạnh phúc.
– Bài học được gửi gắm qua



3





















































 Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
* Gới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám và quá trình đấu tranh giành hạnh phúc của Tấm0,25
* Quá trình đấu tranh giành hạnh phúc của tấm
– Cuộc đấu tranh của Tấm để giành và giữ hạnh  phúc
+ Tấm về giỗ cha bị hại chết à cái thiện hiền lành, ngây thơ,cả tin bị hại chết bất ngờ,bị cướp đoạt hạnh phúc.
+ Mẹ con Cám hại chết Tấm đưa Cám vào cung thay chị à Cái ác sẵn sàng và đầy dã tâm, dối trên lừa dưới để tiêu diệt cái thiện, đoạt hạnh phúc của cái thiện.
+ Tấm hóa thành con chim vàng anh nhưng chim vàng anh bị Cám giết;  Tấm lại hóa thành cây xoan đào thì Cám chặt cây xoan đào đóng thành khung cửi; Tấm hiện thân qua tiếng kêu của con ác bằng gỗ trên khung cửi thì Cám đã đốt khung cửi đổ tro ở nơi xa; từ đống tro mọc lên một cây thị lớn, chỉ có một quả, Tấm tái sinh trở về làm vợ vua
à Cái thiện kiên trì, bền bỉ đấu tranh để giành và giữ hạnh phúc của mình
à Cái ác không từ 1 thủ đoạn nào liên tục hại chết cái thiện để cướp đoạt hạnh phúc
– Ý nghĩa sự hóa thân của Tấm
Biểu hiện quan niệm về lẽ công bằng xã hội và hạnh phúc: người lương thiện phải được hưởng hạnh phúc, kẻ ác bị trừng trị. Người lao động tìm và giữ hạnh phúc ở ngay cõi này trần thế chứ không phải cõi niết bàn xa xôi nào đó.
+ Tác giả dân gian sử dụng mô típ hóa thân để cho thấy cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Chim vàng anh,khung cửi, xoanđào,quả thị không thay T trong cuộcđáu tranh mà chỉ là nơi T tậm thời ẩn mình để trở về đấu tranh quyết liệt hơn à Hạnh phúc không đến ngay, không tự dưng mà có. Hạnh phúc chỉ bền chặt khi ta biết dũng cảm giành và giữ lấy
+ Niềm tin về sức sống mãnh liệt của con người, của cái thiện: con người sẽ không chịu khuất phục, đầu hàng trước cái ác, cái xấu mà sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí
– Hành động Tấm trả thù mẹ con Cám
+ Tấm là nhân vật chức năng mà qua đó nhân dân ta gửi gắm bài học về công lý. T có bước phát triển mạnh mẽ về tính cách: từ thụ động trở nên mạnh mẽ,chủ  động đoạt lấy hạnh phúc của mình. T không tranh giành mà chỉ giữ lấy những gì thuộc về mình.
à Tư tưởng cốt lõi mà dân gian muốn gửi đến người nghe, đọc là : thiện luôn thắng ác, “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Với suy nghĩ như thế, dân gian không cho rằng hành động của Tấm là độc ác thậm chí là cần thiết đối với Cám tức là kẻ ác cần bị trừng trị đích đáng.
+ Quan niệm về cái thiện:  hiền trong quan niệm của dân gian là “Đi với Bụt mặc áo cà sa. Đi với ma mặc áo giấy”. Hiền không đồng nghĩa với nhút nhát, sợ hãi, chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu.


1,0




















1,0


















1,5
* Bài học tác giả dân gian gửi gắm qua truyện Tấm Cám
– Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác .
à Ý nghĩa xã hội của mâu thuẫn : chiến thắng của cái thiện trước cái ác, cái ác trước sau cũng sẽ phải trả giá đích đáng, “ác giả ác báo”, cái thiện sẽ được tôn vinh “ở hiền gặp lành”.
– Quan niệm của nhân dân về hạnh phúc: Hạnh phúc không tồn tại ở đâu đó xa xôi, trừu tượng mà có ngay ở cõi đời này. Người bình dân xưa không tìm hạnh phúc ở cõi nào khác mà tìm và giữ hạnh phúc thực sự ngay ở nơi trần thế.
– Ước mơ của nhân dân: Xã hội công bằng, công lý được thực hiện. Tức là người lao động chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng sẽ được hưởng hạnh phúc; kẻ tham lam, độc ác, giết người sẽ bị trừng trị thích đáng.

2,0

4
 Sáng tạo
0,25
Cách diễn đạt sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

5
Chính tả, dùng từ, đặt câu0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Bài mẫu thư UPU lần 48: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh dưới 15 tuổi.

 “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh dưới 15 tuổi. Mẫu thư U...