Wednesday, November 29, 2017

Ba Giai - Tú Xuất - chương 2

Chương 2: Giống Mèo Cũng Khôn Ngoan & Lý Sự

Một hôm trời tối, Tú Xuất vào nghỉ tại một nhà hàng nọ ở bên đường cái quan, ở đó, đã có anh hàng mèo đến trước ngồi chễm chệ trên giường, bên cạnh để đầy lồng nhốt đầy mèo.
Tú Xuất đành ngồi giường dưới. Chủ quán thấy vậy nói với anh hàng mèo:
- Ðể ông Tú ngồi giường trên, kẻo ông ngồi trên, để cái lồng mèo bất tiện lắm.
Người buôn mèo không chịu, lý sự:
- Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước thì ngồi trên, ai đến sau ngồi dưới, tôi đã ngồi đây thì cứ ở đây.
Tú Xuất nghe nói thế, bèn bảo chủ quán:
- Ông bạn nói phải đấy, ông cứ ngồi tự nhiên, vì còn cả lồng mèo nữa mà.
Ðêm khuya, thừa lúc người bán mèo ngủ say, Tú Xuất lẻn dậu, khẽ tháo mấy cái que cài miệng lồng. Bao nhiêu mèo đều chui ra hết, con nào con nấy, tự do đi lại, leo trèo khắp nơi, kêu "ngao", "ngao" rầm rĩ. Người buôn mèo giật mình thức dậy, vội vã gọi nhà hàng:
- Ơi ! Ông chủ ơi ! Mèo tôi ra hết rồi, ông có mau mau đốt đèn lên giúp tôi bắt chúng nó lại không?
Lúc đèn thắp sáng rồi, người buôn mèo thấy con ở mặt đất, con ở giường trên, con giường dưới, có con leo tận xà nhà. Anh ta ngơ ngác kêu:
- Mấy con mèo phải gió kia, chúng bay báo hại tao.
Tú Xuất ở giường dưới, lúc đó thấy động, cũng thức dậy, trỏ tay vào lũ mèo, nói:
- Giống mèo cũng khôn ngoan & lý sự lắm đấy ! Chà, con nào ra trước thì được ngồi trên cao, con nào ra sau thì phải ngồi dưới thấp.
Người buôn mèo biết là Tú Xuất nói kháy mình, nhưng không dám nói gì, vì còn phải lo tìm bắt lại lũ mèo vừa thoát.
Một hôm trời tối, Tú Xuất vào nghỉ tại một nhà hàng nọ ở bên đường cái quan, ở đó, đã có anh hàng mèo đến trước ngồi chễm chệ trên giường, bên cạnh để đầy lồng nhốt đầy mèo.
Tú Xuất đành ngồi giường dưới. Chủ quán thấy vậy nói với anh hàng mèo:
- Ðể ông Tú ngồi giường trên, kẻo ông ngồi trên, để cái lồng mèo bất tiện lắm.
Người buôn mèo không chịu, lý sự:
- Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước thì ngồi trên, ai đến sau ngồi dưới, tôi đã ngồi đây thì cứ ở đây.
Tú Xuất nghe nói thế, bèn bảo chủ quán:
- Ông bạn nói phải đấy, ông cứ ngồi tự nhiên, vì còn cả lồng mèo nữa mà.
Ðêm khuya, thừa lúc người bán mèo ngủ say, Tú Xuất lẻn dậu, khẽ tháo mấy cái que cài miệng lồng. Bao nhiêu mèo đều chui ra hết, con nào con nấy, tự do đi lại, leo trèo khắp nơi, kêu "ngao", "ngao" rầm rĩ. Người buôn mèo giật mình thức dậy, vội vã gọi nhà hàng:
- Ơi ! Ông chủ ơi ! Mèo tôi ra hết rồi, ông có mau mau đốt đèn lên giúp tôi bắt chúng nó lại không?
Lúc đèn thắp sáng rồi, người buôn mèo thấy con ở mặt đất, con ở giường trên, con giường dưới, có con leo tận xà nhà. Anh ta ngơ ngác kêu:
- Mấy con mèo phải gió kia, chúng bay báo hại tao.
Tú Xuất ở giường dưới, lúc đó thấy động, cũng thức dậy, trỏ tay vào lũ mèo, nói:
- Giống mèo cũng khôn ngoan & lý sự lắm đấy ! Chà, con nào ra trước thì được ngồi trên cao, con nào ra sau thì phải ngồi dưới thấp.
Người buôn mèo biết là Tú Xuất nói kháy mình, nhưng không dám nói gì, vì còn phải lo tìm bắt lại lũ mèo vừa thoát.

Monday, November 27, 2017

Ba Giai - Tú Xuất Chương 1

Ba Giai - Tú Xuất

Chương 1: Sau Một Ðêm Ngủ Trọ

Cuỗm được một vố ở nhà một bà góa, Tú Xuất đi thẳng một lèo ra thành phố Nam Ðịnh. Sau những ngày ăn chơi, khi thấy túi đã cạn tiền, Tú Xuất đi mua cái vali, đem mấy cục gạch & giấy bồi bỏ vào, rồi khệ nệ xách đến một nhà hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ luôn đó.
Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà hàng đỡ lấy:
- Chà, vali có tiền bạc không mà nặng thế này ? Bà hàng vừa đỡ lấy vừa hỏi:
- Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo & sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc.
Bà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm.
Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch & giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành.
Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, tá hỏa lên, đánh thức Tú Xuất dậy:
- Chết rồi, vali của ông bị bọn trộm mở, lấy hết đồ đạc, làm sao bây giờ ?
Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:
- Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa ?
Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc.
Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi & mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, người ta mới nhận ra anh chàng ngủ trọ đêm qua là một tên đại bịp. Nhưng mà chỉ còn nước nhìn nhau mà chửi rủa, chứ biết làm sao được, vì hắn đã mất hút từ sáng kia rồi.
Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.
Cuỗm được một vố ở nhà một bà góa, Tú Xuất đi thẳng một lèo ra thành phố Nam Ðịnh. Sau những ngày ăn chơi, khi thấy túi đã cạn tiền, Tú Xuất đi mua cái vali, đem mấy cục gạch & giấy bồi bỏ vào, rồi khệ nệ xách đến một nhà hàng cơm, đánh chén một bữa no say, rồi ngủ trọ luôn đó.
Trước khi đi ngủ, Tú Xuất đưa vali cho bà chủ nhà hàng cất hộ. Bà hàng đỡ lấy:
- Chà, vali có tiền bạc không mà nặng thế này ? Bà hàng vừa đỡ lấy vừa hỏi:
- Có chút đỉnh thôi, còn thì quần áo & sách vở. Tôi đi thăm ông cụ tôi đang làm án sát Bắc Ninh, đâu cần phải đem nhiều tiền bạc.
Bà hàng tưởng thật, đem vali cất vào chỗ gần giường Tú Xuất nằm.
Ðêm đến, Tú Xuất thừa lúc mọi người ngủ say, khẽ rón rén lại mở vali đem gạch & giấy bồi bỏ vào thùng rác nơi góc nhà, rồi trở lại giường, đánh một giấc ngon lành.
Tới sáng, bà chủ hàng cơm dậy trước, nhìn thấy chiếc vali bị mở tung, bên trong không còn vật gì, tá hỏa lên, đánh thức Tú Xuất dậy:
- Chết rồi, vali của ông bị bọn trộm mở, lấy hết đồ đạc, làm sao bây giờ ?
Tú Xuất ngồi xổm dậy, ra vẻ sửng sốt:
- Làm sao, tôi biết đâu được, tôi gửi bà cất mà. Bà phải bồi thường chứ còn làm sao nữa ?
Bà hàng đã đuối lý, lại sợ anh chàng là con quan án sát nữa, lại tưởng mất trộm thiệt, nên chỉ còn cách năn nỉ. Lời qua, tiếng lại cuối cùng Tú Xuất mới chịu nhận tiền bồi thường mười nén bạc.
Tú Xuất đi rồi, bọn đầy tớ nhà hàng, chiều đến mới phát hiện ra ở thùng rác lại có giấy bổi & mấy cục gạch, những thứ mà nhà hàng không có. Lúc ấy, người ta mới nhận ra anh chàng ngủ trọ đêm qua là một tên đại bịp. Nhưng mà chỉ còn nước nhìn nhau mà chửi rủa, chứ biết làm sao được, vì hắn đã mất hút từ sáng kia rồi.
Thế là, Tú Xuất lại kiếm được một món tiền to nữa.

Mẹ và con

Mẹ và con

Chương 1

Nhân vật:
- Anh bộ đội
- Bà cụ
- Vợ anh bộ đội (Lan)
- Anh con trai (con bà cụ)
- Chị con gái (con bà cụ)
- Bé gái, cháu nội bà cụ.
Đêm đã rất khuya. Đường phố vắng ngắt. Trời se lạnh. Một anh bộ đội khoác ba lô rảo bước. Anh vừa xuống tàu, một chuyến tàu trễ giờ. Qua một vườn hoa nhỏ, anh nhìn thấy một bà cụ ngồi co ro trên một chiếc ghế xi măng. Tự nhiên anh bước chậm lại.
Anh bộ đội (nói một mình ): Vào giờ này mà còn có người ngồi đây nhỉ! Bà cụ nom phúc hậu, nhưng sao vẻ mặt âm thầm thế? Hay bị ốm? (lại gần ) Chào cụ. Cụ khó ở phải không ạ?
Bà cụ (hơi ngửng lên, giọng yếu ớt ): Cảm ơn anh, tôi chẳng làm sao cả.
Anh bộ đội (ngạc nhiên ): Ơ! Mẹ có phải là mẹ Thục không ạ?
Bà cụ nín lặng, nhắm mắt lại... Anh bộ đội chần chừ rồi bỏ đi. Được mấy bước, anh dừng chân ngoái nhìn lại .
Anh bộ đội (nghĩ ngợi ): Chẳng lẽ mình nhớ sai. Nhưng sao... (Tần ngần quay mặt định đi tiếp ) Chuyến tàu chết tiệt! Trễ có đến nửa ngày chứ chẳng không. Chẳng biết Lan có đi làm ca đêm không. (Lại ngoái nhìn ) Bà cụ chắc gặp phải chuyện gì đó... (Quay lại, đến gần chiếc ghế ) Cụ ơi! (Bà cụ mở mắt, ngước nhìn ) Cách đây hai tháng, cụ, à mẹ có tham gia một đoàn đại biểu hậu phương lên thăm bộ đội biên giới phải không ạ?
Bà cụ (giọng uể oải ): Anh ở đâu ta?
Anh bộ đội : Nhà con ở thành phố này. Con vừa ở biên giới về. Con nhớ là mẹ đòi được đứng ở một điểm cao để nhìn bọn bành trướng bên kia biên giới. Mẹ và hai chị ngồi vá quần áo cho chúng con. Mẹ ứa nước mắt thương chúng con vất vả. Chúng con thì lại thương mẹ tuổi già leo núi vất vả.(Bà cụ lại nhắm mắt nín lặng )Sao mẹ lại ngồi đây? Trời khuya lạnh thế này, mẹ cảm mất. Nhà mẹ gần đây không ạ? (Bà cụ khẽ lắc đầu ) Mẹ ở phố nào ạ? (Bà cụ mở mắt thẫn thờ nhìn đâu đâu ) Con đưa mẹ về nhé?
Bà cụ (thở dài ): Tôi chẳng biết về đâu nữa.
Anh bộ đội : Sao ạ?
Bà cụ (trầm ngâm một lát, rồi đổi tư thế ngồi, lời đắn đo ): Tôi ở một thị trấn ngoại thành vào thăm con. Tối nay đi dạo một mình chẳng may bị lạc. Tôi ngồi đây chờ sáng rồi sẽ liệu.
Anh bộ đội : Mẹ còn nhớ tên phố hoặc tên phường không?
Bà cụ : Tôi cũng chẳng biết nữa.
Anh bộ đội : Thế thì mời mẹ về nhà con nghỉ tạm. Ngồi đây không tiện đâu.
Bà cụ : Giã ơn anh. Tôi ở đây cũng được. Chắc trời sắp sáng rồi.
Anh bộ đội : Mới hơn hai giờ sáng thôi mẹ ạ. Gớm! Chuyến tàu chậm hơn rùa. Nhà chúng con chỉ có hai vợ chồng, mẹ đừng ngại.
Bà cụ : Anh cứ về đi, kẻo chị ấy mong. Mặc tôi.
Anh bộ đội : Mẹ đi với con. Để mẹ trong tình cảnh này con không yên tâm. Nào! Mẹ đứng lên. Sương ướt cả mặt ghế rồi. Con dìu mẹ nhé.
Bà cụ (miễn cưỡng đứng dậy ): Không cần. Tôi đi được.
* * *
Anh bộ đội đứng trước cửa nhà mình cùng bà cụ.
Anh bộ đội (tự nhủ ): May quá! Cửa không khoá ngoài.(Anh gõ cửa. Trong nhà vẫn im ắng. Anh lại gõ nữa .)Lan ơi! Lan!
(Một lát )
Người vợ (hỏi dè dặt từ bên trong, giọng ngái ngủ ): Ai đấy?
Anh bộ đội : Anh đây.
(Cửa mở rộng. ánh sáng ùa ra )
Người vợ : Ơ! Anh về muộn thế? Chẳng báo trước cho em biết!
Anh bộ đội : Anh nhớ em quá trốn về ít hôm, làm sao mà báo trước được. Tàu bè khỉ quá, chậm như là...
Người vợ : Thật không?
Anh bộ đội : Cái gì "thật không"? à! Thật quá đi chứ. Cho anh vào nhà nhanh nhanh lên! Hàng xóm biết, lại phải nói dối, phiền ra.
Người vợ : Thế thì...
Anh bộ đội : Thế thì không cho vào phải không? Đuổi anh cũng được, nhưng để cụ đây vào nhà đã. Mẹ ạ, đây là vợ con.
Người vợ (nghĩ nhanh): Lại còn bà cụ nào nữa thế này? (với bà cụ ) Chào cụ ạ. Cụ...
Anh bộ đội : Mẹ đây ở ngoại thành vào thăm con, đi chơi bị lạc, anh mời về đây nghỉ tạm, mai hãy hay. Kìa! Sao em có vẻ bối rối thế? Vừa rồi anh nói đùa thôi. Anh được thưởng nghỉ phép đặc biệt ba ngày. Có cần anh trình giấy ngay bây giờ không? Được! (rút từ túi ngực ra một tờ giấy, đứng nghiêm chào ) Báo cáo thủ trưởng vợ! Tôi, thượng sĩ chồng...
Người vợ : Thôi! Thôi! Cụ cười cho bây giờ. Anh cứ hay thích trêu em. Biết vậy thì cứ để cho gọi cửa đến sáng.
(Mọi người vào nhà )
Anh bộ đội : Rõ! Xin chịu phạt sau. Bây giờ em kiếm cái gì mời cụ xơi tạm.
Bà cụ : Tôi chẳng muốn ăn gì cả đâu. Anh chị cứ tự nhiên.
Anh bộ đội (trỏ một cái cửa ): Thẳng lối này có nhà vệ sinh mẹ ạ. (Mở cánh cửa, chỉ tay ) Tít cuối sân. Để con bật đèn.
(Bà cụ đi ra )
Người vợ (nói nhỏ ): Anh biết người ta thế nào mà dám đưa về nhà? Thời buổi này, biết ai ngay, ai gian?
Anh bộ đội : Trông người thì biết chứ em. Vả lại anh quen...
Người vợ (cắt lời chồng ): Bà này chẳng ra dáng người nhà quê. Khéo mà mất cảnh giác.
Anh bộ đội : Anh quen, hôm cụ cùng đoàn đại biểu thành phố đến uý lạo bộ đội.
Người vợ (giận hờn ): Nghỉ được ba hôm, mà đã chậm tàu mất hàng nửa ngày rồi, lại còn... Anh chẳng tâm lí gì cả.
Anh bộ đội (làm cử chỉ âu yếm vợ ): Thôi, anh xin. Anh đền đây này (ôm vợ ).
Người vợ : Suỵt! Bà ta vào đấy (né ra ).
(Bà cụ vào )
Anh bộ đội : Mẹ chắc đói và mệt.
Bà cụ : Anh đi xa về, chứ tôi thì... đừng lo cho tôi.
Anh bộ đội : Con ăn trên tàu rồi. Thôi thì mời mẹ ăn tạm mấy cái kẹo này vậy. Em lấy hộ anh cái đĩa rồi lại đây cùng ăn với cụ cho vui. Quà của lính chỉ có vậy. Em này! Nhà có nước sôi không? Để anh pha chè mời cụ. Chè tuyết Hà Giang chính hiệu nhé.
Bà cụ : Đừng! Anh chị đừng quá bận tâm về tôi.
(Lòng nhiệt thành của người chồng đối với bà cụ đã truyền sang người vợ, nãy giờ vẫn có chỗ khó xử )
Người vợ : Đi lạnh, uống cốc trà đường nóng cho ấm bụng để phòng cảm cụ ạ. Anh đi lấy nước cho cụ rửa, khăn mặt và xà phòng kia. Để em pha chè cho.
Anh bộ đội : Em cho ít nước sôi vào chậu đây. Đi mệt, rửa nước ấm dễ chịu lắm. Mời mẹ lại rửa mặt.
Bà cụ : Phiền anh chị quá. (Miễn cưỡng đi rửa ráy ).
Anh bộ đội : Có gì đâu. Mẹ cứ coi đây như ở nhà. (Bà cụ rửa xong ) Mời mẹ uống nước, ăn kẹo. Ta làm một cuộc liên hoan nhỏ. Nói thế cho oai, Lan có tán thành không?
Bà cụ : Các cụ và các cháu đâu không thấy ở đây?
Người vợ (đã xởi lởi hơn ): Bố mẹ chúng con đều đã mất cả rồi cụ ạ. Mẹ con vừa mất năm ngoái. Chúng con cũng mới cưới nhau.
Anh bộ đội : Con cứ đi biệt, bắt cô ấy đợi mấy năm liền. Cô ấy định phạt chờ đến khi nào con rụng răng rồi mới cho cưới đấy mẹ ạ.
Người vợ : Anh thì vẫn cứ tếu như con nít ấy. Có giặc, chúng nó khinh cho. Mời cụ xơi kẹo, xơi nước để còn đi nghỉ kẻo mệt.
* * *
Hôm sau . Trời chưa sáng hẳn. Bà cụ đã dậy, thu dọn màn chiếu xong, ngồi bó gối trong bóng tối mờ mờ. Vợ chồng chủ nhà vừa dậy, bà đã xin cáo từ.
Bà cụ : Giã ơn anh chị đã cho nghỉ nhờ qua đêm. Bây giờ xin phép anh chị tôi đi.
Anh bộ đội : Ấy! Mẹ hãy súc miệng, rửa mặt, ngồi chơi một lát. Chúng con nấu chút gì ăn sáng đã mẹ ạ.
Bà cụ : Thôi, anh ạ. Anh chị ở lại nhé.
Người vợ : Cụ nán lại một lát thôi. Cơm chỉ rau dưa, con nấu một nhoáng là xong.
Anh bộ đội : Để rồi con đưa mẹ đi tìm, kẻo mẹ lại lạc nữa thì khốn.
Bà cụ : Anh chẳng biết đâu mà đưa đi. Vả lại, anh chị còn có công việc của anh chị. Để tôi đi hú họa may ra...
Anh bộ đội : Không được đâu mẹ ơi! Mẹ cứ nghỉ lại đây. Ăn xong, nhà con đi làm, con đi hỏi cho. Cùng lắm, con đến đài phát thanh và truyền hình thành phố nhờ nhắn tin. À, mẹ có nắm được nơi công tác của các anh, các chị con không? Con đến ngay chỗ ấy là tiện hơn cả. Này, Lan ạ! Đừng nấu cơm nữa, em ra mua ít xôi về ăn tạm. Cụ đang nóng ruột về với con cháu. Và chắc hẳn là các con cụ cũng đang đi tìm cuống lên đây. Suốt đêm qua cứ là mất ăn, mất ngủ.
(Bà cụ bỗng chới với rồi ngã vật ra giường )
Chết thôi! Cụ bị cảm lạnh thật rồi, em đưa hộp cao sao vàng lại đây xoa cho cụ mau! Có khi phải gọi xích-lô chở cụ đi cấp cứu.
(Bà cụ bỗng trào nước mắt đầm đìa )
Kìa! Mẹ làm sao thế ạ? Em! Đưa khăn lau cho cụ! (Cuống quít, rót nước trong phích ra ) Mẹ uống ngụm nước nóng cho tỉnh mẹ ạ.
(Bà cụ đã bình tĩnh trở lại, ngồi dậy , xỉ mũi, lặng yên một lát ).
Bà cụ (giọng buồn buồn ): Anh chị tốt quá, tôi chẳng giấu anh chị làm gì nữa, chẳng phải là tôi đi lạc đâu. Tôi ở ngay thành phố này từ hồi còn trẻ, làm sao mà lạc được. Tôi có nhà, có con cái mà giờ không biết về đâu. Vợ chồng tôi đã nuôi nấng, gây dựng cho hai đứa con thành đạt cả. Sau khi nhà tôi mất đi, chúng nó giành nhau nuôi tôi nói là không muốn để tôi thui thủi một mình. Tôi có lương hưu, cộng với tiền làm thêm nhì nhằng đủ để sống không đến nỗi nào. Nhưng tôi cũng chiều ý các con, quyết định ở với đứa con trai. Có chút gì tôi đều đem bù trì cho cháu nội. Mới được ít lâu, tôi đã thấy không được êm đẹp lắm. Tôi cứ phải nhịn như nhịn cơm sống. Tôi nghĩ chỉ tại đứa con dâu nóng tính và không được dạy bảo đường ăn nét ở đến nơi đến chốn từ trước. Còn thằng chồng thì chắc là không muốn ầm ĩ nhà cửa, tai tiếng ra ngoài. Hôm kia, con vợ nó hỗn với tôi, như là đối xử với con ở. Nó dám nói thẳng vào mặt tôi: "Bà sống thế đủ rồi". Thế mà thằng chồng nó cứ lờ đi như không. Đang ăn, tôi phải bỏ dở bữa. Tôi bỏ đến nhà chị nó cho khuây khoả. Hôm qua, thằng con tôi đến nhà chị nó. Tôi tưởng là nó đến đón tôi về. Ai ngờ...
* * *
Cảnh phục hiện ở nhà chị con gái bà cụ.
Người con trai : Bà ạ, dạo này con hay đi công tác luôn, có khi lại đi nước ngoài mấy tháng, bà cứ ở bên này ít lâu rồi con liệu sau.
Bà cụ : Xem bộ anh cũng chẳng muốn tôi ở bên ấy nữa. Có điều vợ anh có con nhỏ, tôi bỏ đi lúc anh hay đi vắng không đành. Người ta khinh cho. Họ sẽ nói tôi vô phúc.
Người con trai : Nhà con vụng xử thường làm bà phiền lòng. Thôi thì mặc kệ cô ấy, để rồi có bấn lên thì nháo nhào sang bên ngoại mà nhờ cậy. Bà ở luôn bên này đỡ đần chị con cũng được.
Chị con gái : Cậu ăn nói hay nhỉ! Nhà tôi chẳng có việc gì bắt bà phải đỡ đần. Thế mà trước đây cứ đòi nuôi bà cho kì được.
Người con trai : Thì chị chẳng vẫn nói là muốn bà về ở cùng là gì? Em không muốn mang tiếng giành nhau với chị.
Chị con gái : Quí hoá nhỉ! Cậu nghĩ ra điều ấy từ bao giờ thế? Ngại nuôi bà rồi chứ gì.
Anh con trai : Vợ chồng em chẳng ngại, nhưng chị cũng nên thử cho biết.
Chị con gái : Cần gì phải thử. Ai chẳng biết cậu mợ nuôi mẹ vất vả nên mợ ấy cứ phây phây ra, còn mẹ thì gầy đét như thế kia.
Anh con trai : Nói mồm thì dễ thôi.
Chị con gái : Này! Tôi nói cho mà biết. Đừng có nghe vợ mà bạc với người đã rứt ruột đẻ ra mình. Có mỗi việc ấy mà cũng đùn đẩy.
Anh con trai : Việc gì mà chị sồn sồn lên thế? Chị không có trách nhiệm gì với mẹ chắc? Tôi chỉ mới định gửi bà sang bên này một thời gian rồi thu xếp sau. Đã thế thì phân công rạch ròi luôn đi. Chị nuôi một tháng, tôi nuôi một tháng, cứ thế mà luân phiên, kể từ hôm nay.
Chị con gái : Gớm thật! Rõ là "cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày". Mẹ có mỗi đứa con trai mà cũng không nương tựa được. Ai nuôi cậu thành tài để cậu đi nước ngoài nước trong? Ai cưới vợ cho cậu? Ai nhịn ăn, nhịn mặc để sắm sửa cho cậu? Thu vén điểm tô cho nhà cậu? Vợ chồng cậu nuôi bà đấy à? Có thành người hầu thì có: hết nấu cơm đến trông trẻ; hết quét dọn nhà cửa đến giặt là quần áo. Người hầu không công! Vợ chồng các người sướng thế mà không biết sướng. Chỉ được mỗi cái "đức" quí vợ hơn mẹ. Vừa khỏi vòng đã cong đuôi. Ờ, phải rồi! Bây giờ có chức có quyền rồi, cần gì mẹ nữa.
Anh con trai : Thôi! Chị nói nhiều quá đấy! Dễ chị không được cha mẹ nuôi cho ăn học chắc? Ai bảo chị vội thích yêu đương mà bỏ học xin đi làm? Không có mẹ, mình chị xoay nổi gian nhà mặt đường này để mở cửa hàng được ư? Nếu mẹ không giúp vốn cho chị để chị xin về mất sức mà buôn bán phe phẩy thì làm gì mà nhà chị có nổi cơ ngơi như ngày nay? Thế mà mới chỉ đánh hơi thấy phải nuôi mẹ đã dẫy nẩy lên. Đấy! Cứ bảo chúng tôi lợi dụng bà thì chúng tôi nhường bà cho đấy.
Chị con gái : Tao không bóc lột sức lao động của mẹ, của một bà già.
Anh con trai : Chu cha! Hiếu thảo thế thì cứ nuôi nấng, hầu hạ mẹ cho mẹ ngồi chơi yên hưởng tuổi già, ai cấm?
Chị con gái : Cậu cứ tuyên bố công khai rằng mẹ không còn con trai nữa là tôi rước mẹ về đây ngay. (Với bà cụ ) Bà ạ, bây giờ mời bà cứ về bên ấy, xem vợ chồng chúng nó đối xử ra sao. Mà bà cũng nhiêu khê lắm kia! Chúng nó hỗn, chúng nó tệ, chúng nó hư thì mắng vào mặt chúng nó. Cứ ở lì đấy xem chúng nó dám làm gì nào! Chưa chi đã... Bên này chúng con đang bận tối mắt lại.
(Bà cụ lẳng lặng đi ra )
Kìa! Bà đi đâu? À, chắc lại về bên ấy để nghe chúng nó rỉa rói.
Anh con trai : Đi ra phố dạo cho khuây khoả đấy thôi. Nhà cô con gái rượu ngày xưa bỏ mà đi sao nỡ!
Chị con gái : Này! Giọng lưỡi ấy dành về cơ quan mà tâng trên, kích dưới. Trước đây, bà đã muốn vậy thì bây giờ phải cố mà chịu đựng. Các người cứ để bà bên ấy Nếu lương hưu và vốn riêng của bà không đủ sống thì bên này chu cấp thêm. Chẳng để các người chịu thiệt đâu.
Anh con trai : Bà muốn hay chị muốn? Có mà chu cấp! Nếu bà còn vốn riêng khơ khớ thì đã vồ vập rồi. Thế nào cũng phải họp hai gia đình để bàn cho hết nhẽ. Chẳng lẽ chỉ mình chị khôn.
Chị con gái : Ra khỏi nhà tôi ngay!
* * *
Trở lại nhà anh bộ đội.
Bà cụ : Nói ra thật tủi hổ với anh chị. Tôi đã làm gì thất đức để đến nỗi bị báo ứng nhãn tiền như vậy? Tôi đã toan chết quách đi cho rảnh. Nhưng nghĩ lại, chết thế thì xấu lây vong linh ông nó. ở quê cũ, tôi còn bà con; Ở thành phố này, tôi cũng còn mấy chỗ thân tình đều có thể ở nhờ được. Nhưng chỉ mới nghĩ đến đã thấy nhục. Cả đêm qua tôi đã nghĩ nát ra rồi. Thôi thì thà chịu nhục với họ hàng hoặc bạn bè còn hơn chịu nhục với con cái mang nặng đẻ đau. Tôi sẽ nhờ tạm người ta ít ngày, rồi cố chụm một túp lều để ở cũng xong. Bây giờ anh chị để cho tôi đi.
Anh bộ đội : Mẹ ạ, mẹ nên nghe con. Như vậy là cả đêm qua mẹ không ngủ được, vừa rồi lại bị xúc động mạnh, mẹ chưa đi được đâu. Mà chúng con cũng chưa để mẹ đi được. Bây giờ để chúng con kiếm chút gì lót dạ. Rồi mẹ nằm nghỉ, cố ngủ cho lại sức. Sau đây, nếu mẹ không thích ở lại nữa, chúng con không dám giữ. (Ngoảnh lại thấy vợ đang đi ra ) Em đi mua xôi đấy à?
Người vợ : Vâng.
Anh bộ đội : Hay là mua bát bún riêu cho cụ ăn cho đỡ nặng bụng em ạ.
Người vợ : Phải đấy! Anh lấy hộ em cái cặp lồng treo trong góc kia kìa.
Khoảng một giờ sau . Bà cụ nằm yên trên giường quay mặt vào tường, hình như đang thiếp đi. Hai vợ chồng anh bộ đội nói chuyện nhỏ với nhau.
Người vợ : Cứ để yên cho bà cụ nghỉ. Em đi làm rồi, khi nào bà cụ dậy anh mời cụ ăn cơm rồi hãy để cụ đi. Tội nghiệp bà cụ, có con mà như không.
Anh bộ đội : Sao lại có những người nhẫn tâm đến thế không biết! Anh mất mẹ từ bé, bây giờ muốn có mẹ để phụng dưỡng cũng không làm thế nào được. Vậy mà họ coi như cái nợ. (Ngần ngừ ) Em ạ, hay là... chúng mình mời cụ ở hẳn đây...
Người vợ : Chẳng biết cụ có chịu không. Mà... anh sắp đi xa kia mà... Anh đi vắng, một mình em không nuôi được cụ chu đáo lại mang tiếng.
Anh bộ đội : Cốt nhất là cái tình em ạ. Miễn là no đói có nhau.
Người vợ : Nhưng mà... Trước nay em không muốn anh phải lo nghĩ, chứ thật ra đồng lương công nhân bây giờ...
Anh bộ đội : Anh biết. Cụ cũng có một ít lương hưu. Trong khó khăn chung, ta đùm bọc lấy nhau.
Người vợ : Lương hưu thì được bao lăm. Nhưng em không nói cái đó. Cái chính là em sợ cuộc sống của chúng mình còn lúi xùi quá. Qua chuyện cụ, các con cụ có mức sống cao...
Anh bộ đội : Theo anh nghĩ thì cái mà cụ cần không phải là mức sống mà là thái độ cư xử.
Người vợ : Chúng mình đều là con nhà bình thường. Mỗi khi bước vào những nhà sang trọng, em chẳng biết đặt chân tay vào đâu. Cụ đây chắc là đã quen với cảnh sống phong lưu.
Anh bộ đội : Hôm ở biên giới, cụ lụi cụi mang đống quần áo bẩn của các anh xuống suối dưới chân núi giặt. Người như thế chẳng phải là người quen sống đài các đâu em ạ. Anh thấy cụ có vẻ phúc hậu, hồi trẻ có lẽ cũng là một người làm ăn chân chỉ. Cụ cần có người nương tựa lúc tuổi già. Còn em thì vắng anh mà có người bầu bạn trong nhà cũng tốt. Tình người có đi có lại. Nếu mình coi cụ như mẹ thì cụ coi mình như con. Hai bên nương tựa vào nhau, khích lệ nhau trong cuộc sống. Được thế thì anh ở xa, anh rất yên tâm.
Người vợ : Nhưng còn các con cụ. Họ có chịu không?
Anh bộ đội : Nếu họ biết nghĩ lại, do ăn năn hối hận mà thực lòng đón cụ về thì chúng mình mừng cho cụ chứ sao. Còn nếu chỉ vì sĩ diện hay vì một lí do nào khác mà họ đòi cụ về thì quyền quyết định ở cụ.
Người vợ : Thời buổi này ít người nghĩ như mình, e rằng...
Anh bộ đội : Ít nhưng vẫn là có, phải không? Mà đã chắc đâu là ít? Đáng tiếc là có những lúc cái xấu hoành hành, cái tốt phải náu mình. Thấy phải, ta cứ làm em ạ.
Người vợ : Vâng... Anh ở nhà lựa lời mà nói với cụ. Em đi làm đây.
Anh bộ đội : Thong thả đã! Lại gần đây với anh một tí đã nào.
Người vợ : Ý! Cụ dậy bây giờ thì có mà dơ.
(Tuy vậy, người vợ cũng đến gần. Người chồng đưa hai tay giữ vai vợ hôn vào môi. Chị vợ gục đầu vào ngực chồng một thoáng rồi ngửng lên đẩy nhẹ chồng ra, quay mình đi khỏi nhà )
Em đi đây.
* * *
Ít lâu sau. Nhà vợ chồng anh bộ đội. Lan và bà cụ vừa đi xem kịch về.
Lan : Mẹ có thích vở kịch này không?
Bà cụ : Mẹ thích. Anh bộ đội trong kịch cũng tốt nết như chồng con ấy (giọng đùa ) Tôi e rằng đêm nay chị lại nhớ anh ấy không ngủ được thôi.
Lan : Mẹ cứ nói... (nói lảng ) Anh ấy bảo con phải năng viết thư cho anh ấy biết tình hình mẹ con mình, mà con cứ ngại viết là...
Bà cụ : Phải viết chứ! Để cho nó vui. À này! Từ rày con đi đâu giải trí thì rủ bạn cùng đi. Để mẹ ở nhà trông nhà. Tình hình này, khoá nhà để đó đi lâu cũng sốt ruột lắm.
Lan : Không được đâu mẹ ơi. Mẹ không nhớ anh ấy đã dặn con không được để mẹ buồn sao.
(Có tiếng rụt rè gõ cửa )
Ai đấy?
Tiếng bé gái : Cháu.
(Lan mở cửa. Một bé gái ló người vào )
Bé gái : Cháu chào cô ạ. Đây có bà... (Chợt nhìn thấy bà cụ ) Bà! (Muốn chạy tới nhưng còn e dè ).
Bà cụ (lặng đi một lát ): Vân đấy ư cháu? Làm sao mà cháu đến được đây?
Bé gái : Cháu ở rạp hát ra thấy hút bà, cháu theo về.
Bà cụ : Cháu đi một mình à?
Bé gái : Vâng, à không... cháu...
(Vừa lúc, người con trai bà cụ đi đến đứng sau cháu bé )
Anh con trai : Con đưa cháu đi.Bà cụ: Anh đến đây làm gì?
Anh con trai : Bà làm chúng con tìm hết hơi. Lúc đầu, con thì tưởng bà vẫn ở bên chị Tâm; chị Tâm thì lại tưởng bà về bên con. Về sau, chúng con nghĩ là bà về quê, nên đã toan thông báo trên đài lại thôi.
Bà cụ : Các người tìm tôi làm gì?
Anh con trai : Bà về ở với con, với cháu, chứ ai lại...
Bà cụ : Ngoài hai con tôi ở nhà này ra, tôi chẳng còn con nào khác.
Anh con trai (nhìn quanh phòng, lầm bầm ): Có nhà cửa đàng hoàng mà lại đi chui rúc ở đây.
Bà cụ (quát lên ): Anh không được ăn nói như thế! (kìm giọng ) Tôi không có phận được ở nhà cao cửa rộng của các người. Ở đấy, chật những đồ lề sang trọng và những mưu tính bon chen còn đâu chỗ cho người mẹ nữa! Còn ở đây, nghèo của nả nhưng giầu tình người.
Anh con trai : Bà làm người ta hiểu lầm chúng con, người ta đánh giá...It ra thì bà cũng nghĩ đến tiền đồ chúng con chứ. Bà đừng tạo cớ cho những đứa muốn lật con chúng bôi nhọ con.
Bà cụ : Thì ra thế! Lan! Con mời ông đây đi ra. Khuya rồi, mẹ con ta cần nghỉ. Mai con còn phải dậy sớm đi làm.
Bé gái (giọng vỡ ra ): Bà về với chúng cháu đi bà!
Anh con trai : Chẳng gì mà bà cũng giận chúng con. Nhưng bà nên nghĩ tới các cháu.
Bà cụ (đưa ngón tay xỉ mũi ): Nghĩ tới các cháu, nhiều đêm tôi không chợp được mắt. Nhưng đã không còn con, dám đâu nghĩ đến cháu.
Anh con trai (ngoảnh lại Lan ): Này chị! Bà chúng tôi còn con còn cháu, chị hãy làm ơn để cụ về.
Bà cụ : Này! Nói cái giọng ấy là không được đâu. Nếu không có vợ chồng anh chị đây thì bây giờ tôi không biết đã ra thế nào rồi. Anh ấy được nghỉ phép chỉ mấy ngày thôi còn có bụng nghĩ đến người dưng, dám đón về nhà coi như mẹ đẻ. Anh chị đây biết quí con người, trọng tình người. Còn các người, các người quên hết, vứt hết; vứt tình nghĩa, vứt công lao người khác, quên rằng người khác, kể cả mẹ các người, cũng cần được sống cho ra sống. Càng hám lợi, hám danh, càng kiếm ra tiền, càng kiếm được một chỗ đứng cao thì tim các người càng hoá đá. Các người nói phục vụ nhân dân, nhưng ngay với mẹ đẻ của các người, khi không cần cho các người nữa, các người cũng coi như rơm rác. Tôi mà lại về ở nhà anh thì rồi mỗi khi vợ chồng anh có khách sang, khách sộp, anh chị lại phải mời tôi xuống bếp. Thật sướng cái thân tôi! Chẳng qua là tại tôi đã lo cho con cái không phải cách, chỉ nhìn thấy con mình, nhà mình, nên bây giờ tôi phải chịu báo ứng đấy thôi. Các cụ nói phải dành đức cho con, tôi lại cạn nghĩ, tôi xoay xở giành lắm thứ khác cho các người. Bây giờ trách chi trò đời đen bạc, thế sự đảo điên? À, anh đã làm xong giao kèo với chị anh chưa?
Anh con trai : Giao kèo gì nhỉ?
Bà cụ : Giao kèo chứa tôi ấy mà. Vì tôi mà chị em anh lục đục, tôi về làm gì! Mà sao lại có chuyện về nhỉ? Nhà tôi đây rồi. Thôi, bố con anh về đi.
Bé gái : Bà ơi! Hu, hu, hu... (chạy đến gục đầu vào lòng bà )
(Bà cụ vòng tay ôm cháu, mắt rưng rưng nhìn mông phía trước )
Lan (ái ngại cho hai bố con ): Mẹ ạ, hay là... thỉnh thoảng mẹ về với các cháu. Mẹ hiểu cho con, con không có ý gì đâu.
Bà cụ : Mẹ hiểu. Nhưng mẹ đã hứa với chồng của con là luôn luôn có mẹ, có con. (Gạt nước mắt, đỡ cháu dậy ) Vân, cháu về đi! Lâu lâu các cháu có nhớ bà thì đến đây thăm bà. Còn các người khác thì bà cấm cửa.
Lan (với bé gái ): Vân ạ, cháu nên nghe lời bà đã. (Với người bố ) Anh hãy cứ về đi, sau hãy hay. Bây giờ khuya rồi, để cho cụ nghỉ.
(Hai bố con âm thầm đi ra )
Lan (sau khi đóng cửa ): Mẹ ạ, các anh chị ấy cũng đã biết nghĩ lại. Cứ để các anh chị ấy lui tới đây thăm mẹ có được không ạ?
Bà cụ : Chưa đâu. Con không nghe giọng lưỡi của thằng ấy à? Chúng nó vẫn chỉ nghĩ đến chúng nó thôi. Chúng nó thích thú gì chuyện thăm với hỏi. Còn lúc nào chúng nó thật sự biết nghĩ lại, không phải ở đầu lưỡi mà qua cách sống, thì bấy giờ sẽ hay. Dẫu có thế thì mẹ cũng vẫn ở với con. Ít ra là tới lúc chồng con giải ngũ. Trừ phi con muốn mẹ đi.
Lan : Mẹ! Sao mẹ lại nói thế? Nhà con giận con chết.
Chợt có tiếng gõ cửa gấp gáp. Hai người đưa mắt nhìn nhau lo ngại. Sau một chút ngần ngừ, Lan đi mở cửa. Chốt cửa vừa rút thì cánh cửa bị xô mạnh ra. Người con trai bà cụ xồng xộc bước vào đi thẳng tới trước mặt bà cụ.
Anh con trai : Không thể để thế này được. Mời bà về! Bà bêu riếu con cháu thế đủ rồi.
Bà cụ (sau mấy giây sửng sốt ): Anh định làm gì? Anh định đánh tôi chắc!
Anh con trai : Chẳng ai làm gì bà. Nhưng bà phải về. Nếu bà không đi được thì để tôi gọi xích-lô.
Lan (đến bên định che đỡ cho bà cụ, rụt rè ): Không nên thế anh ạ.
Anh con trai : Chị biết gì! Ai cho phép chị can thiệp vào nhà chúng tôi.
Lan : Em chẳng dám can thiệp đâu. Nhưng không nên bức bách cụ.
Anh con trai : Bức bức cái gì. Cô cút đi!
Lan (nghiêm giọng ): Anh nên nhớ đây là nhà tôi.
Anh con trai : Nhà cô à! Nhà cô là nơi quyến rũ người. Tôi sẽ đưa cô ra toà. Ra toà! Cô nghe rõ chưa?
Lan : Không ai quyến rũ được cụ. Chúng tôi chỉ mời cụ cùng ở để trông nom nhau thôi.
Anh con trai (cười giễu ): Không phải trông nom khoản tiền tiết kiệm của bà già chứ? (với bà cụ ) Bà ghê thật! Con bé Dung ở Ngân hàng mới hé lộ cho tôi biết bà có sổ tiết kiệm khá "nặng". Bà định cúng cho người hàng xứ hử?
Bà cụ : Tiền tôi dành để lo hậu sự cho tôi đấy. Để chị em anh khỏi tị nhau về khoản tiền ma chay cho tôi, tôi mới yên lòng nhắm mắt được. Anh đừng suy bụng ta ra bụng người. Vợ chồng nhà này không tối mắt vì tiền như các người đâu.
Anh con trai : Hừ! Chó thì có bao giờ chê cứt.
Lan : Đúng đấy! Đã là chó thì không chê ăn bẩn. Nhưng ngay cả chó, chúng cũng không cắn mẹ chúng. Người đáng ra toà không phải là tôi đâu.
Anh con trai : Này! Đừng có mà móc máy với dọa dẫm. Tôi không như người thường đâu. Chỉ cần một cú "phôn" thôi. Cô liệu đấy! Rồi sẽ biết tay nhau. Nào! Xin mời bà, đi! (Thô bạo gạt Lan ra, định kéo bà cụ dậy. Lan cố che đỡ. Giằng co .)
Bé gái (kêu lên từ ngoài): Bố (chạy vào ngăn bố lại ) Đừng bố!
Anh con trai (hung hãn tát con một cái ): Đã bảo về, ai cho mày quay lại đây, hử?
Bà cụ (phẫn nộ ): Đồ bất nhân! Mày lộng hành ngay đây hả? Lan! Con đi gọi cảnh sát vào đây!
Anh con trai (chững lại, nhếch mép cười chua chát ): Thì ra bà thế đấy.
Bà cụ (trỏ tay vào tấm ảnh anh bộ đội trên tường ): Hãy nhìn kia! Anh ấy đang ngó mày đấy. Tiếc rằng tao không có phúc đẻ ra được người con như thế.
Anh con trai (nhìn theo tay mẹ, cười nhạt ): Bộ đội à? Tưởng gì. Được! Tôi sẽ có cách. (Nghiến răng quát con ) Con ranh, đi! Từ rày, tao cấm không được tự tiện bén mảng đến đây, nghe không?
(Anh con trai lôi con đi ra. Cháu bé và đi vừa ngoảnh lại nhìn, nước mắt ướt má. Im lặng một lát ).
Bà cụ (chưa qua cơn xúc động, như nói một mình ): Thế mà nó đang tay tát con bé... (sực nhớ, lo lắng hỏi Lan ) Nó có làm con xây xát không?
Lan (đang nắn chỗ vai bị đau, gượng cười ): Không việc gì đâu mẹ ạ. (Nói vui ) May mà mẹ có "sáng kiến" dọa anh ta, không thì còn lôi thôi.
Bà cụ : Chồng con biết chuyện vừa rồi thì có tán thành mẹ con ta không nhỉ.
Lan : Mẹ có muốn con viết cho anh ấy không?
Bà cụ : Tuỳ con. Nhưng có lẽ đừng nói gì cả. Những chuyện như vậy không đáng để anh ấy bận lòng. Từng giờ, từng phút phải đối phó với quân xâm lấn biên giới đủ mệt quá rồi . (Thở dài lẩm bẩm ) Lẽ nào đời này có con là "tội sống" ư?
Hải Phòng, tháng 9/1985
Khải Nguyên

Một tháng ở Nam kỳ - Chương 6

Một tháng ở Nam kỳ

Chương 6: Phần VI

Ngạch quan lại trong Nam Kỳ khác hẳn ngoài ta. Về ngạch chánh trị đại khái có bốn hạng: dưới là hạng các thầy Thông thầy Phán làm giấy ở chánh phủ trung ương và các tòa bố (tức là tòa sứ) các tỉnh, rồi đến hạng Tri huyện, hạng Tri phủ và hạng Đốc phủ, ba hạng ấy tuy giai cấp khác nhau mà đều là thay quyền quan chủ tỉnh (tức là quan công sứ) cai trị một quận (circonscription ou délégation), vì trong này không có phân biệt đường quan với thuộc quan và không có hạng quan tỉnh. Từ hạng thông phán lên hạng tri huyện có thi, khóa thi này nghe nói khó lắm, có người nói khó gần bằng thi quan cai trị Tây. Từ hạng tri huyện lên hạng tri phủ đốc phủ, cứ thăng lần, không có thi nữa. Cứ lệ thi các quan chủ quận là lấy trong hàng phủ huyện và đốc phủ, không phân biệt hạng nào, nhưng thường thì các ông huyện mới còn phải làm phụ với quan chủ tỉnh ở sở tại, còn các ông chủ quận thì cũng tùy quan hàm cao thấp mà lĩnh quận to hay quận nhỏ. Hiện các quan đốc phủ thường lĩnh quận sở tại ở tỉnh lỵ. Coi đó thì biết trong Nam Kỳ này hàng các thày làm việc với hàng các quan không có cách biệt nhau, tức là một ngạch, trong ấy gọi là “ngạch các quan lại hành chánh an man” (cadre des services civils indigènes). Còn các quan lại về bên tư pháp (service judiciaire), thì tôi không được tường lắm, nghe đâu cũng không có thể thức gì riêng.
Quan Phủ Bảy tuy mới có hàm tri phủ mà được lĩnh quận sở tại ở ngay tỉnh lỵ Long Xuyên; coi đó thì biết quan trên trọng dụng vậy. Ngài có tiếng là ông quan cần cán thanh liêm. Mới đến Long Xuyên được vài ba năm mà đã khởi xướng được nhiều việc công ích. Làm chủ hội Khuyến học Long Xuyên thì ngài mở ra báo Đại Việt tập chí, trên kia đã nói. Tỉnh Long Xuyên là một tỉnh chuyên nông nghiệp, ngài bèn lấy cái thế lực quan phụ mẫu mà khuyến khích người dân nên lập hội để giữ lấy lợi quyền nhà nông và mở mang những đất trong tỉnh hiện còn bỏ hoang nhiều. Ngài đã lập thành một hội “canh điền”, họp cổ phần để khai đất mới. Lại cổ võ lập ra một hội “Nông nghiệp tương tế” theo như hội ở Mỹ Tho. Quốc dân ta tất ai cũng đã nghe nói đến các hội “nông nghiệp tương tế” ở Nam Kỳ và biết rằng nếu các hội ấy thành lập và thịnh hành được trong suốt cõi thì đồng bào ta trong Lục tỉnh có cái thế thu phục lại được nhiều lợi quyền về nghề nông, hiện nay lọt vào tay các Chú cả. Nhân đây nói qua về cách tổ chức và sự lợi ích của các hội “tương tế”, để giới thiệu cho nhà nông ngoài Bắc ta cũng bắt chước mà làm như trong Nam kỳ, nhất là lập ra các hội “nông nghiệp ngân hàng” (sociétés de crédit agricole), ngoài ta đương cần lắm. Về cái vấn đề đó, trong Đại Việt tập chí đã có mấy bài luận rất tường của ông Hồ Văn Trung, tức là người đã có công giúp vào việc lập hội “tương tế” Long Xuyên nhiều lắm. Lại có bài diễn thuyết của quan Phủ Trần Nguyên
Lượng, phó chủ hội “Tương tế” ở Mỹ Tho làm ra để cổ động cho dân Nam kỳ biết cái nghĩa hợp quần về đường nông nghiệp. Bài diễn thuyết ấy nói tường tất và hay lắm, hội Mỹ Tho đã in thành sách, dám khuyên những người lưu ý về việc đó nên đọc cho hiểu rõ. Nay tôi tóm tắt những điều đại lược về các hội “tương tế” và phụ thêm những sự kiến văn trong khi du lịch.
Xứ Nam kỳ là xứ sống về nghề nông mà giàu về nghề nông. Vậy nghề nông ở đây thật là nghề căn bản, thật là cái nguồn lợi to nhất trong bản xứ. Cái nguồn lợi ấy nếu thu hoạch được hết thì người dân còn giàu có biết bao nhiêu. Nhưng xét ra trong nông nghiệp xứ Nam kỳ có cái hiểm tượng càng ngày càng to, không phá được thì cái nguồn lợi kia không mấy nỗi mà về tay người ngoài mất cả. Cái hiểm tượng ấy như sau này. Người dân bản xứ chỉ biết làm ruộng lấy thóc mà thôi. Thóc ấy ăn không tài nào hết, phải làm ra gạo mà bán cho ngoài: dân cũng chỉ mong có bán được nhiều mới có nhiều tiền tiêu. Nhưng cái công xay thóc bán gạo ấy không bởi người mình mà ở cả tay khách trú. Người mình dẫu giàu đến đâu cũng không có thể nào mà đặt nhà máy lớn xay hàng ngàn tấn thóc một ngày được; lại dù giỏi đến đâu cũng chưa thuộc cách buôn bán với nước ngoài bằng người Khách. Vậy thì về hai đường đó hiện chưa thể thoát li người Khách được; thành ra người mình chỉ biết cầy sâu cuốc bẫm mà làm ra cho nhiều thóc, đến khi hoạch lợi thì người ngoài nó chia cho bao nhiêu là được bấy nhiêu mà thôi. Người Khách thừa thế tha hồ mà ép buộc bọn nhà nông; nhân người mình không hiểu cái tình hình trong thị trường thế giới thế nào, chúng nó tự đặt giá mà mua thóc của người nhà quê, thường bắt bí mua rẻ, mình không bán cho nó cũng không bán cho ai được, thành ra bán mất bán lỗ chỉ những thiệt thòi. Đất của mình, công mình cầy cấy, mà bọn Khách trú làm chủ nhân ông ngồi hưởng lợi. Người Khách vốn hiểu nghĩa hợp quần, có chí đoàn thể, họp nhau thành mấy hội vốn cực to, thế cực lớn, vừa đặt nhà máy xay, vừa thuê tàu bể chở, nghiễm nhiên lũng đoạn cả cái quyền buôn thóc bán gạo trong Lục châu. Nó liên hợp mạnh như vậy, mình đan độc từng người địch làm sao cho nổi. Đã bao giờ đến giờ vẫn như vậy. Gần đây người mình mới tỉnh ngộ, biết mỗi năm của trong nước lọt vào tay người ngoài không biết bao nhiêu ức triệu. Những người tri thức lấy làm sốt ruột, muốn tìm phương lập kế mà vãn hồi lại. Năm 1912, nhờ có ông quan chủ tỉnh giỏi (tức là quan Maspero, hiện nay làm quyền Thống đốc Nam kỳ, hồi bấy giờ làm công sứ tỉnh Mỹ Tho), các nhà điền chủ lớn ở tỉnh Mỹ Tho họp nhau lại thành hội để gìn giữ cho lợi quyền nhà nông; hội ấy đặt tên là “Nông nghiệp tương tế hội”, lập theo cách thức các hội nông nghiệp bên Tây mà châm chước tuỳ tình hình bản xứ. Đó là hội “tương tế” đặt ra trước nhất ở Nam kỳ vậy. Điều lệ của Hội dựng ra, rồi sau các hội khác bắt chước cả. Mục đích Hội là trước họp các điền chủ trong mỗi tỉnh, rồi sau họp cả các tỉnh làm một hội cực lớn để đối lại với bọn khách buôn gạo, tìm cách đặt lấy nhà máy, định lấy giá gạo và bán thẳng cho ngoài, không phải qua tay bọn đó. Cái chương trình ấy to rộng quá, không thể thực hành ngay được một lúc; vậy hẵng bắt đầu lập hội “tương tế” trong từng tỉnh một, thí nghiệm xem cách hành động thế nào, rồi bao giờ tỉnh nào cũng có bấy giờ mới nghĩ liên hợp cả làm một cái tổng cục lớn. Hiện nay thì cái mục đích riêng cho mỗi tỉnh là thứ nhất xây lẫm ở tỉnh lỵ và ở các địa phương để mùa đến các người chủ ruộng đem thóc gởi vào đấy, Hội phân giống tốt giống xấu rồi để đợi xét cái tình hình trong thị trường mà định giá bán, bao giờ có được giá mới chịu bán, các chủ ruộng không đến nỗi phải theo cái giá vô bằng của bọn Khách mà bán đổ bán tháo cho thiệt hại; thứ nhì là triêu cổ phần góp lấy tư bản để làm cái vốn cho vay các nhà chủ ruộng có thóc gởi Hội hay là có ruộng đợ cho Hội, nhân đó lập lấy cái “nông nghiệp ngân hàng” (crédit agricole), để cứu bọn nhà nông khỏi một cái hiểm tượng nữa cũng nguy cấp bằng cái trên. Cái hiểm tượng ấy là cái hiểm tượng bọn Chà và (Tây đen) cho vay, trong Nam kỳ gọi là bọn “xả tri” (tức ngoài ta gọi là “xét ty” = chetty). Bọn Chà cho vay này cũng hại cho người dân bằng bọn “Chệt” buôn gạo kia, khiến cho có người đã nói rằng: “Dân Nam kỳ có hai cái họa lớn: là cái họa Chệt và cái họa Chà”. Dân làm ruộng thì ở đâu cũng vậy, suốt năm chỉ trông vào mùa gặt mà tiêu dùng cả năm. Ngộ gặp năm mất mùa, hay là giữa năm túng tiền tiêu thì biết hỏi vào đâu? Tất phải đến khất vay bọn “xả-tri”, bọn đó bắt lãi rất nặng, đã túng thì thế nào chẳng phải vay. Đến hạn trả được thì chớ, không trả được thì lãi phụ vào gốc thành món nợ mới, mỗi ngày lại một nặng lên. Nhiều người cùng không trả được bị tịch ký mất cả ruộng đất, lắm khi đến thất nghiệp, cùng vô sở xuất. Ấy cái “họa Chà” ghê như vậy, chẳng kém gì cái “họa Chệt” trên kia, một cái hại riêng từng người, một cái hại chung cả xứ, hai cái cùng độc bằng nhau. Muốn đối với cái “họa Chệt” thì phải đặt nhiều hội “nông nghiệp tương tế” mà giữ lấy cái quyền xay thóc bán gạo; muốn đối với cái “họa Chà” thì phải đặt nhiều những nhà “nông nghiệp ngân hàng” để có tiền mà cho vay nhẹ lãi cho những người làm ruộng túng bấn khỏi phải đặt mình vào móng “con diều hâu đen” (le vautour noir = tức là chỉ bọn Tây đen cho vay). Nhà “nông nghiệp ngân hàng” lại có một sự ích lợi to nữa: là khi nào tiền vốn đã to và thế lực đã lớn đủ làm đảm bảo, có thể đứng lên vay các nhà “băng” những khoản tiền to để cho vay lại các tay điền chủ lớn cho có đủ vốn mà khai khẩn thêm các ruộng đất mới, giúp cho nông nghiệp trong bản xứ được phát đạt.
Ấy đại khái cái tôn chỉ của các hội “tương tế” trong Nam kỳ như vậy. Cái phong trào hợp quần khởi lên tự tỉnh Mỹ Tho, rồi các tỉnh khác cũng kế tiếp theo sau. Hiện nay thì mấy tỉnh làm ruộng to hoặc đã lập thành hội rồi, hoặc lục tục đương sắp lập. Hiện tỉnh Châu Đốc, Cần Thơ, Long Xuyên đã lập xong rồi. Ta rất mong rằng trong suốt địa hạt Nam kỳ đâu đâu cũng dựng lên những hội nông như vậy. Rồi có một ngày kia sẽ liên hợp lại thành một tổng cục lớn, thế lực gồm cả toàn hạt, bấy giờ đồng bào ta trong Lục tỉnh sẽ có thể ra tay mà thu phục lại những lợi quyền trong tay bọn Chệt bọn Chà, cái “họa Chà họa Chệt” từ đấy mới có thể tiệt được vậy. Ta rất mong mỏi lắm, xin đồng bào ta đã đi vào con đường tốt nên cố mà tiến mãi lên, thật là may lắm, may lắm.
Ở chơi Long Xuyên mấy ngày, bữa thì đến xem các ông cùng các thày đánh bóng (tennis) trong vườn tòa Bố; bữa thì lại ăn cơm ở nhà thày cai tổng gần đấy, nhà lịch sự lắm, cũng là một tay giàu có trong hàng tỉnh; bữa thì đi coi hát. Bữa ấy quan Phủ rủ đi, nói rằng có bọn con hát hay lắm mới qua Long Xuyên, tối hôm ấy hát tuồng Ô thước. Tôi đã phải thú thật với ngài rằng tôi thật “phàm” lắm, đến nghề diễn kịch ta thì mang nhiên không hiểu gì và không biết thưởng giám gì cả. Quả khi đến coi tuồng thì cử tọa đều nức nở khen con hát giỏi, mà duy một mình không giải được cái hay ở đâu. Kỳ thay! Xét kỹ ra thì là bởi mình lấy cái quan niệm về nghề diễn kịch tây mà xét nghề diễn kịch ta, cho nên sai lạc cả. Diễn kịch ta không phải là “diễn kịch” (art dramatique) theo nghĩa tây. Diễn kịch ta chỉ là múa và hát mà thôi, người xem cũng chỉ chủ coi cái giáng múa, nghe cái điệu hát mà thôi, không ai chú ý đến cái “kịch” (action dramatique) là cái phần hành động trong bài tuồng. Đến như tuồng tây thì thuần là “kịch” cả, hoặc “bi kịch” là diễn những việc bi ai cảm động, hoặc “hí kịch” là diễn những sự hài hí buồn cười, hoặc “bi hí kịch” là nửa bi và nửa hí, vui có buồn có; còn như nghề hát, nghề múa lại là hai nghề riêng, không lẫn với nghề diễn kịch. Cho nên khi xem tuồng tây thì cái tinh thần chú cả vào sự hành động trong bài tuồng, không ai chủ nhìn giáng điệu hay là nghe giọng hát của người làm tuồng, chỉ nhận cái cách người làm tuồng diễn cái việc trong bài tuồng đó có được hệt, có được xứng đáng không, có khéo hình dung được các tình cảnh và phô bày được cái thâm ý của nhà soạn kịch không. Khi xem tuồng ta thì thật khác, phần nhiều chỉ chủ nghe giọng ca điệu hát của bọn con hát mà thôi; cho nên người mình đi xem tuồng thường hay nói đi “xem hát”. Xem hát, hai tiếng thật không đúng quá, hát thì xem làm sao được, nhưng xét đó cũng đủ biết rằng ta thường lẫn tuồng với hát, lấy hát trọng hơn tuồng, đến nỗi hát lấn mất cả tuồng mà đi xem tuồng gọi là đi “xem hát”! Ôi! Cái tư tưởng hàm hồ của người nước Nam, nó phát hiện cả ra lời ăn tiếng nói; bao giờ phá tan được cái màn sương mờ ám nó bao bọc cái trí não người mình? Nay muốn cho nghề diễn kịch nước ta phát đạt được thì phải quyết chí cải cách mới xong, thứ nhất phải phân biệt chốn kịch trường với nhà ca quán và nơi võ đài, cho nghề tuồng, nghề hát, nghề múa, mỗi nghề đứng riêng một cõi, nghề nào giữ cho thuần cái tôn chỉ, cái tinh thần của nghề ấy, không lẫn lộn với nhau, thì mỗi nghề mới phát đạt đến cực điểm được. Nghề hát, nghề múa hẵng không nói làm gì, nay thử xét cái tôn chỉ của nghề tuồng thì đủ biết lối tuồng ở nước ta vì hỗn tạp với hai lối kia mà chưa thành tính cách gì, vẫn còn khuyết hám nhiều lắm. Cái tôn chỉ của sự diễn kịch là thế nào? Thế nào gọi là kịch? Kịch là một cái việc mạnh hơn việc thường trong đời người ta, hoặc là cái kết quả của cả một cuộc đời chung đúc lại một lúc, hoặc là sự ngẫu hợp của hai việc trái ngược nhau bỗng xung đột nhau trong giây phút mà sinh ra cái tình trạng hoặc đáng vui, hoặc đáng buồn, hoặc ghê, hoặc thảm; nói rút lại là việc phi thường ở trong việc thường mà ra, là cái tia điện sáng bật ra giữa lúc âm dương điện gặp nhau, cái tia sáng ấy vẫn là điện mà phải có sự xung đột mới nẩy ra được. Đời người ta cũng có thể ví như cái điện lúc bình thường, khi nào có hai luồng trái nhau chợt đến xung đột thì mới nẩy ra tia sáng, tia sáng ấy tức gọi là cái việc phi thường trong việc thường mà ra, tức gọi là một cái “kịch” vậy. Diễn kịch là lấy những lúc có cái việc phi thường trong một đời người ấy mà diễn tả ra, vụ lấy hiển nhiên như lúc việc đương hành động vậy. Nói phi thường không phải là việc hoang đường quái đản gì đâu; phi thường là sánh với việc thường mà nói, có việc phi thường thì mới thành “kịch” được, đời người trong lúc bình thường thì đời tôi đây với đời bác láng giềng kia có khác gì nhau mà thành chuyện. Cô Kiều nếu không gặp gia biến thì sao thành truyện Kiều? Sự gia biến đó tức là sự phi thường, tức là một cái “kịch” vậy. Nhà soạn “kịch” khéo phải diễn thế nào cho cái kịch ấy xuất hiện ra hiển nhiên như thực, hình như chung đúc cả sự sinh hoạt một đời vào trong một lúc đó, khiến cho cái “kịch” ấy nên được kịch liệt, mà người xem phải cảm động. Sự cảm động tức là cái hiệu quả của nghề diễn kịch: bài kịch mà cảm động được người ta nhiều ấy là bài kịch hay. Vì người ta lúc bình thường mấy khi gặp những sự phi thường, có người cả đời không có chuyện gì đáng kỷ niệm; vậy đến nơi kịch trường là muốn cho cái tấm lòng mình phải kích thích, phải lay chuyển, phải cảm động ra một cách khác thường. Cho nên nhà diễn kịch phải diễn cái việc gì tuy kịch liệt khác thường mà cũng là ở trong lẽ thường, khiến cho người coi có thể tưởng tượng rằng việc ấy cũng có ngày xẩy vào mình được, lắm khi nhà diễn kịch khéo thì người xem mê đến nỗi tự coi mình như người hành động trong truyện, như thế thì sự cảm động lại càng sâu và mạnh lắm. Diễn kịch mà đến được bậc ấy là tuyệt khéo vậy.- Nay sánh với nghề diễn kịch ta, còn xa cách biết bao nhiêu! Trong tuồng ta, trừ phần múa phần hát ra, còn thật tuồng thì có gì? Thường thường là một cái việc cũ trong lịch sử dàn diễn ra cho dài, pha thêm những chuyện yêu quái hoang đường thậm là vô vị, khiến cho không biết cái phần cốt yếu là cái “kịch” ở đâu. Không phải rằng những chuyện cũ không đủ tài liệu mà làm thành “kịch”, nhưng người mình không biết tiêu biểu diễn xuất cái “kịch” ấy ra, bỏ những phần vô ích mà chỉ hình dung lấy sự hành động mà thôi, thành ra chuyện vô vị, không phiền tạp thì nhạt nhẽo, còn đủ khiến cho người ta cảm động sao được? Rút lại chỉ có mấy câu ca, mấy câu hát, mấy tiếng thét, mấy tiếng hò, mấy cái giáng điệu quay cuồng uốn éo, đỏ gọng dương vây; còn có cái phong thú gì mà khiến cho người phong nhã say mê, kẻ tài tình cảm động? Than ôi! Diễn kịch thật là một cách giáo dục quốc dân không gì mạnh bằng; tiếc thay người mình xưa nay không biết lợi dụng cho phải đường, để biến thành một nghề đê tiện, làm cái kế sinh nhai của bọn phường chèo con hát!
Nay trong Nam ngoài Bắc đã nhiều người có chí muốn ra công cải cách lại nghề diễn kịch cũ, nhưng chưa thấy xuất hiện được bản kịch nào xuất sắc, mà cũng chưa có phường tuồng đủ tư cách mà diễn cho xứng đáng. Trước tôi có nói ông Điệp Văn Kỳ là con quan Điệp Văn Cương cũng là một tay sành về nghề diễn kịch ở Nam kỳ. Ông đã soạn được mấy bài có đọc tôi nghe hay lắm, nhưng tiếc chưa in thành vở. Chủ ý ông là muốn lợi dụng các lề lối cũ mà châm chước theo phương phép mới, nghĩa là đặt bài tuồng mới mà theo giọng cũ, cho con hát có thể diễn được ngay. Mong rằng ông sẽ chuyên về nghề đó, chắc là trong kịch giới nước ta sẽ nẩy ra một cái tia sáng vậy.
Chính quan Phủ Bảy ở đây cũng đã từng soạn nhiều bài tuồng mới, có một bài đã in thành vở đề là Vị nước quên nhà ngài soạn chung với ông Hồ Văn Trung và đã đem ra diễn mấy lần ở Long Xuyên và Sài Gòn để giúp việc lạc quyên cho Hội Hồng thập tự. Bài ấy đặt theo thuần lối mới, khi diễn toàn là các ông và các thày đóng vai cả, không phải con hát nghề. Truyện là truyện một thày làm việc Nhà nước tình nguyện sang tùng chinh bên Đại Pháp, vì nước mà quên nhà, bỏ mẹ già cho vợ trẻ, đến khi trở về tuy thành công danh mà mẹ chẳng may đã chết mất. Cách kết cấu đã khéo và hệt như lối tuồng tây.
Trước khi từ biệt các bạn Long Xuyên, nhân bữa chủ nhật, Phủ Đài giắt đi chơi Cần Thơ. Tự Long Xuyên ra Cần Thơ ước 60 cây lô mét, đi bằng xe hơi. Phải cái xe hơi chạy khí chậm, nên đi mất từ sáng đến ngót trưa mới tới nơi, nhưng chậm cũng vì đỗ ở Ô Môn mất non một giờ đồng hồ. Ô Môn là một quận lớn, giàu có nhất trong hạt Cần Thơ, ở vào giữa khoảng đường từ Long Xuyên đến Cần Thơ. Cai trị quận Ô Môn là quan Đốc phủ Nguyễn Đăng Khoa, người đã có tuổi mà tính vui vẻ lắm. Khi trở về ngài có giữ ăn cơm chiều, nói chuyện khoái trá lắm. Ngài khi xưa có đi theo quân thứ ở mấy tỉnh Bắc kỳ và qua khắp cả các tỉnh Trung kỳ, có tài săn bắn ít người bằng. Hiện chỗ ngài ngồi chơi còn bày la liệt các thứ súng. Ngài chỉ một cái súng lớn mà nói rằng: “Cái súng này tôi đã từng bắn được mấy chục con hổ ở vùng Bình Thuận Phú Yên đây”. Rồi ngài kể chuyện một bữa bắn được con hổ to lớn lạ thường, khi nó vươn mình ra từ đầu đến cuối đuôi có tới sáu thước tây, nó làm kinh hoảng cả một vùng đó, ăn hại không biết bao nhiêu người và súc vật, người dân đã cho là hổ thần, đành chịu không ai bắn nổi. Nhà săn bắn tài thấy những miếng nguy hiểm hay liều mình. Ngài bèn cùng mấy người đầy tớ giỏi, đem chiếc súng lớn vào rừng. Quả gặp hổ thần thật. Ngài bắn luôn mấy phát trúng, ngã sóng sượt ra, người nhà tưởng chết thẳng rồi, có một anh đánh bạo chạy lại gần; té ra hổ ta còn ngắc ngoải, vươn tay ra nắm lấy gáy anh chàng! Quan đốc phủ nhanh mắt và nhanh tay sao, bắn liền ngay một phát vào giữa đầu hổ chết cứng. May sao là may, nếu chậm một giây phút thì anh đầy tớ kia đi đời. Khi khiêng về hồn vía đâu mất cả, nhưng phúc đức, khỏi chết. - Quan Đốc phủ nói chuyện vui quá, muốn ngồi nghe mãi không chán.
Con đường tự Long Xuyên đến Cần Thơ tốt lắm, giữa đổ đá, hai bên trồng cây, cái xe bon bon chạy giữa, coi phong cảnh rất là ngoạn mục. Vả đại để đường lộ trong Nam kỳ này ở đâu cũng tốt như vậy: chẳng bù với đường Bắc kỳ, thứ nhất là đường Trung kỳ, xe hơi chạy có chỗ tưởng bổng lên đến ngọn núi, có chỗ tưởng sô xuống tận vực sâu!
Cần Thơ có cái vẻ mĩ miều xinh xắn, sạch sẽ phong quang, thật xứng tên làm tỉnh đầu về miền Tây (la capitale de l'Ouest). Đường phố thênh thang, cửa nhà san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn các tỉnh khác, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài Gòn. Tới Cần Thơ vào thăm ông huyện Võ Văn Thơm, chủ bút An hà nhật báo. Ông người đã đứng tuổi, tính trầm mặc, chuyên trị về kinh tế học. Ông không thích chữ nho, giữ cái thuyết muốn lấy chữ Pháp làm quốc văn. Ông kể cái lẽ sở dĩ làm sao ông không ưa hán tự thì nói rằng thủa nhỏ đã từng học năm năm mà chẳng thấy tấn tới gì, ông kết rằng chữ nho quyết không phải là cái lợi khí cho sự học vấn. Tôi nói rằng đó có lẽ là bởi cái phép dạy học sai lầm, chớ không phải lỗi tại chữ nho, ngày nay có cách học giản dị, chỉ một vài năm là thông thông. Xem ra ông không lấy làm tin lắm, nhưng sau bàn đến mấy chữ tây phải dịch ra tiếng ta thế nào, tìm mãi không được, lại phải tra trong sách Pháp Hoa tự điển mới xong, thì coi chừng ông cũng rõ rằng tiếng ta bỏ chữ nho không được. Nhưng chủ nghĩa ông là muốn lấy tiếng Pháp làm quốc văn thì không kể chữ nho mà đến tiếng ta nữa rồi có cần chi! Nghĩ cũng tiện thật!... Bấy giờ ông đương bận cất một nhà trường Trung học riêng cho con trai con gái ở Cần Thơ, bao nhiêu kinh phí ông chịu cả, lại sửa soạn đón thày tây và đầm về dạy; trường sẽ có đặt nhà ký túc (pensionnat). Ông đặt tên trường là Collège Võ Văn, không biết nay đã khánh thành chưa.
Ông giữ ăn cơm, chừng hai ba giờ đi dạo chơi các phố, vào thăm nhà in và nhà bán sách của báo An Hà. Ở Cần Thơ mới mở một cửa hàng lớn đề là Galerie de l'Ouest, của người Tây người Nam chung vốn lập ra, bán đủ các thức hàng hóa vừa tây vừa ta: cửa hàng này có cơ phát đạt to. Chợt đi qua nhà chụp ảnh, quan Phủ rủ vào chụp cái ảnh ba người, ngài, ông Cư và tôi, để lưu làm kỷ niệm. Năm giờ chiều lên xe đi về, tới Ô Môn quan đốc phủ Khoa giữ ăn cơm tối, mãi đến quá chín giờ mới lại lên xe về Long Xuyên. Trời sáng trăng, xe chạy không nhanh lắm, gió thổi không lộng mà mát, ngồi trong xe vừa ngắm cảnh bóng trăng chiếu xuống cây cỏ đồng điền, vừa chuyện trò vui vẻ, thật không cảnh gì thú bằng. Quan Phủ nói: “Mai ông sắp biệt chúng tôi, tôi mong rằng ông sẽ mang được cái kỷ niệm tốt ở chốn Long Xuyên cô lậu này. Tôi ước ao rằng cái cảm tình kẻ Bắc người Nam từ nay trở đi sẽ được mỗi ngày một thân mật thêm ra. Nay ông đã biết chúng tôi, ông nên cổ động cho cái dây liên lạc nó nối người dân một giống một nòi, một quê hương, một tiên tổ, ngày được bền chặt thêm lên. Tôi lại sở nguyện một điều: là ước gì các hội “khuyến học” liên hợp với nhau mà đặt cách thế nào cho mỗi năm ngoài Bắc phái một vài người vào du lịch trong này như ông bây giờ, trong Nam cũng phái một vài người ra du lịch ngoài Bắc, đi khắp các nơi cho rõ nhân tình phong tục, vì có biết nhau thì mới thương yêu nhau được. Tôi rất mong mỏi lắm!" - Ôi! Lời nói trân trọng thay! Nghe mà biết được người dạ cả trí cao, có cái bụng nhiệt thành với nước. Về phần tôi, tôi xin hết sức vun trồng cho cái tình thân ái kẻ Bắc người Nam ngày một đặm đà thâm thiết hơn lên. Người trong một nước có thương yêu nhau, bỏ cái lòng hiềm kỵ riêng mà đồng tâm hiệp lực mưu việc lợi ích chung, thì nước mới giàu dân mới mạnh được.
Nhưng đương lúc còn chưa quen biết, chưa am hiểu nhau lắm, được những người như quan Phủ Bẩy chủ trương mà liên lạc cái cảm tình người hai xứ, thì thật là một sự may mắn lắm. Nam kỳ được nhiều người như ngài, thì thiết tưởng cái cảm tình kia không phải ai cổ động mà tự khắc nẩy ra vậy. Tôi được biết ngài thật là một sự danh dự, một sự hân hạnh vô cùng. Không bao giờ tôi quên mấy ngày qua ở cùng ngài và các bạn Long Xuyên.
Sáng sớm hôm sau tôi xuống tàu đi Sa Đéc. Đi Sa Đéc là đi xuôi giở xuống, tự Long Xuyên đi 6 giờ sáng, ước 9 giờ tới nơi. Quan Phủ có đánh dây thép giới thiệu cho ông Đặng Thúc Liên là một nhà văn sĩ có tiếng và một tay trợ bút có công của báo Đại Việt. Không may bữa đó ông Đặng lại về vườn vắng, nên tôi lại thăm không được gặp, lấy làm tiếc lắm. Bữa sau tới Vĩnh Long tiếp được điện ông, phàn nàn về sự nhật nhau và tỏ lòng yêu mến, lại càng khiến cho mình thêm tiếc không được cùng một người đồng chí bàn bạc chuyện trò. Song tuy chưa gặp người mà đã biết tiếng, thường đọc văn ông, biết ông là một nhà nho học súc tích, lại được biết cái cảm tình ông đối với mình, nên trong lòng vẫn ham mộ lắm lắm.
Vào trọ ở nhà “bun ga lâu” (bungalow, tức là nhà khách sạn), để đồ hành lí, rồi đi dạo chơi phố phường. Các tỉnh Nam kỳ có cái rất tiện cho những khách lữ hành qua lại: là tỉnh nào cũng có một nhà khách sạn sắp đặt theo lối tây, có buồng ngủ sạch sẽ, cơm ăn chỉnh đốn, thường là người Tây lĩnh chưng mà quan cai trị chủ tình giám đốc, khách lạ mới đến vào trọ đấy vừa tiện và vừa chắc chắn không quan ngại gì, hơn là vào các hàng cơm khách cơm ta. Ngoài Bắc kỳ ta, ngoài Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, còn các tỉnh tuyệt nhiên không có những nhà khách sạn như vậy, thật là tối bất tiện cho những hành khách vào bậc tử tế, hoặc có công việc gì, hoặc đi chơi mà tới nơi không quen biết ai trong tỉnh. Ở Trung kỳ thì cũng có vài ba tỉnh ở gần đường quan lộ xe hơi thường qua lại, gần đây mới đặt những nhà gọi là “nhà hành khách” (maison des passagers), như ở Đồng Hới (Quảng Bình), nhưng những nhà ấy không những chỉ để riêng cho người Tây ngủ trọ đêm, mà chưa gọi là nhà khách sạn được, thường chỉ có một vài buồng nhỏ và cơm ăn không có. Muốn cho sự giao thông trong xứ được tiện lợi, hành khách đi lại khỏi phiền nhiễu, nhân đó sự buôn bán trong nước mới lưu thông và phát đạt được, thì mỗi tỉnh Trung kỳ và Bắc kỳ ít ra cũng phải đặt một nhà khách sạn có quan kiểm đốc như trong Nam kỳ mới được. Duy có các nhà “bun ga lâu” ở Nam kỳ tính tiền ăn tiền trọ đắt quá, ăn hai bữa cơm, ngủ một đêm, lấy tới năm đồng bạc, nên khách không được đông lắm. Muốn cho thật tiện lợi và được nhiều khách qua lại thì phải đặt giá rẻ lắm mới được. Nhưng trong Nam kỳ này sự ăn dùng vốn đắt đỏ và đường tiêu xài thường phí phao lắm, gắp mấy lần ngoài ta.
Tỉnh Sa Đéc ở chạy dài hai bên bờ sông, coi phồn thịnh đông đúc lắm. Nhưng phố xá buôn bán cũng chỉ thuần là người Khách, không có một nhà An Nam nào. Vả không một ở Sa Đéc, tỉnh nào cũng vậy, nơi chợ phố toàn thị là Khách với Chà; lại không những các tỉnh thành, đến chốn nhà quê, có ý nhận phàm nơi nào coi ra hơi có người ở đông đúc, tất có một vài tiệm Chệt bán đồ ăn và đồ tạp hóa, lại có khi có một bác Chà bán vải kiêm làm đại biểu cho bọn “Xả tri” ở tỉnh hay ở quận. Coi đó thì biết cái “họa Chệt họa Chà” thâm là dường nào, tới đâu cũng thấy trình bày ra trước mắt như một sự nguy hiểm rất cần cấp mà người dân Lục tỉnh coi đã quen lấy làm thường vậy. Hiện nay bọn “Chệt” và bọn “Chà” đã chăng lưới khắp đất Nam kỳ, dù nơi cùng tịch đến đâu cũng không lọt ra ngoài vòng bọn đó. Người mình làm thế nào mà cắt cho đứt được cái lưới trăm nghìn vạn dây chắc như dây sắt, bền như chão thừng vậy? Ác thay là mình ở trong lưới đó đã quen đi rồi, không muốn thoát li ra ngoài nữa! Cái nô lệ nào mà đã vào trong căn tính thì còn lay làm sao cho chuyển, bạt làm sao cho được? Than thay!
Ở Sa Đéc này thì thật nhiều Khách quá, một dẫy phố dài rặt các Chú bán hàng. Coi cũng vui mắt, nhưng không được vui lòng, vì bởi nghĩ đến sự nguy hiểm mà lòng không yên. Trong các phố ta thì thường trông thấy những nếp nhà nho nhỏ xinh xinh, có thềm mà không có lầu, nửa kiểu tây, nửa kiểu tàu, tĩnh mịch êm đềm, coi có cái vẻ phong thú lắm: chắc là nhà của quan phủ huyện, của thày cai tổng, của cụ điền chủ hay của ông “hội đồng” nào. Nhìn cái dáng nhà đủ biết người trong nhà là những bậc an nhàn vô sự, phú quí phong lưu. Những nếp nhà xinh xinh đó, tức là một cái đặc sắc của các tỉnh Nam kỳ vậy.
Ở Sa Đéc có một ngày một đêm, rồi đi đường bộxuống Vĩnh Long. Sa Đéc cách Vĩnh Long ước chừng 20 cây lô mét, đi xe hơi mất chừng một giờ. QuanPhủ Bảy lại có điện giới thiệu cho quan Đốc phủTươi ở Vĩnh Long. Tới nơi vào thăm quan Đốc phủ, ngài đi thanh tra vắng đến quá trưa mới về, phu nhân tiếp, người phong nhã mà lịch thiệp lắm. Phu nhân giữ nghỉ chơi, đợi quan đốc phủ về. Nhân nói chuyện về báo giới mới biết phu nhân cũng là người có kiến thức lắm. Ngài phàn nàn rằng: “Các nhà báo trong này hay có thói khích bác người ta lắm, thường vị việc riêng nay châm chọc người này, mai chỉ trích người kia. Thiết tưởng làm báo như vậy là sai cái nhiệm vụ nhà báo. Nhà báo phải trọng việc công hơn việc tư, lời bàn phải chánh đáng thì mới đủ làm mực thước cho người, nếu chỉ lấy giọng trào phúng làm hay thì còn có bổ ích gì?” Lời phê phán thật là xác đáng vậy. Phu nhân lại chăm việc lễ bái, hay tu bổ các đền chùa. Hiện ngài đương hưng công dựng một cái miếu Công thần ở gần tỉnh, miếu thờ một vị công thần đời Lê, không rõ danh hiệu là gì, đằng sau phối hưởng những cai đội binh lính người hàng tỉnh đi tùng chinh bên Đại Pháp chẳng may bị tử trận. Miếu cất đã xong, trong vài ba bữa nữa sắp làm lễ khánh thành, phu nhân cố giữ ở lại xem, nhưng đi chơi đã lâu quá, phải kíp về Sài Gòn để sửa soạn ra Bắc, nên không thể ở lại cho đến ngày làm lễ được. Phu nhân sai người đưa đi xem miếu và xem các đình chùa trong tỉnh. Tỉnh Vĩnh Long này là một tỉnh cũ, nên sánh với các tỉnh khác còn có một vài nơi cổ tích. Cái khí vị trong tỉnh thành cũng ra cái khí vị cũ, hơi giống như các tỉnh ngoài ta. Đi ra ngoài tỉnh một ít, người ta còn chỉ cái nền thành Vĩnh Long cũ. Tôi có thăm miếu thờ quan Phan Thanh Giản, ngài là người tỉnh này; trong miếu có bức tranh họa hình ngài theo một tấm ảnh ngài chụp cùng với bộ sứ hồi sang sứ bên Paris. Đứng trong miếu, trước hình ảnh ngài mà lại hồi tưởng đến lịch sử quan Phan, ngậm ngùi than thay cho cái tâm sự bồi hồi của một vị đại thần gặp giữa lúc bước nước gian nan. Tỉnh Vĩnh Long lại có một cái Văn Miếu, qui mô cũng phỏng theo các nơi văn miếu ngoài ta mà cách sắp đặt sơ sài lắm: ở gian giữa không có bài vị đức Thánh sư, chỉ treo có một cái tranh hình ông Khổng râu xồm tóc bới của các hiệu Khách thường bán! Than ôi! Phu tử lạc loài đến đây làm gì? Ai la người còn biết cúng tế ngài cho hợp lễ, hợp những lễ phép ngài đã đặt ra, vì sách ngài còn mấy người đọc nữa? Trong miếu có đôi liễn khắc của cụ nguyên Hóc bộ Cao Xuân Dục làm mùa thu năm quí mão, tôi sao được như sau này:
Cả trong miếu còn đôi liễn đó là chút văn chương thừa! Đại để các đình chùa miếu vũ ở đây có cái vẻ bỏ hoang cả, coi như người dân không thường tới lui lễ bái. Nhưng rực rỡ phong quang thời là các “nhà làng”, tức là nơi hội sở của các làng. Có lắm nhà, như “nhà làng” Long hồ ở giữa tỉnh Vĩnh Long, nguy nga như tòa Đốc lý, nhà thị sảnh một tỉnh lớn. Trong “nhà làng” Long Hồ, ngay giữa cửa vào có treo một cái biển lớn sơn đen thếp vàng khắc lời nghị định quan “phó soái” Gourbell khen làng ấy đã biết tỏ hết lòng trung thành với “tân triều” Đại Pháp. (“tân triều” là tiếng Nam kỳ, tức là Chánh phủ Pháp đối với “cựu triều” ta) Vẻ vang thay!
Quá trưa quan Đốc phủ mới đi việc quan về. Ngài ân cần tử tế lắm, có tiếng là ông quan cần cán, tính tình trí thức cũng bình thường. Ngài là người yêu của quan nguyên Toàn quyền Doumer, khi xưa đã từng theo quan làm việc ở Bắc kỳ. Nay nói chuyện ngài vẫn thường tỏ bụng hoài mộ quan Doumer. Trong hàng Đốc phủ Nam kỳ, duy ngài là có phẩm tước của Triều đình: đức Thành Thái có sắc ban cho ngài hàm tổng đốc, phẩm phục huy chương đủ cả. Ngài lĩnh chức đốc phủ sứ Vĩnh Long đã mười năm nay, không từng phải đổi đi nơi nào. Buổi chiều xong việc quan, ngài cho đánh xe ngựa cùng đi dạo chơi trong các phố: nhìn cái cảnh tượng thành Vĩnh Long thật có cái vẻ cũ hơn các tỉnh thành khác như Sa Đéc, Cần Thơ, rõ biết là cái đất đã từng có chút lịch sử. Ngài đưa đến chơi một ông cụ bà con với ngài, người đã có tuổi: cụ có nho học và đã từng đi du lịch buôn bán ngoài Bắc kỳ Trung kỳ nhiều, kiến văn rất rộng, nghị luận rất hay. Ngồi nói chuyện với cụ lâu lắm, cụ nói nhiều lời xác đáng, nhiều câu dĩnh ngộ. Bàn về cái tính tình người Bắc người Nam cụ phán đoán mấy lời rằng: “Người Bắc có khôn khéo hơn chúng tôi thật, nhưng có cái tính duy kỷ, người nào chỉ biết phận người nấy mà thôi, đối với người ngoài hay biến báo, không được thật thà như người trong này. Tôi đi lại buôn bán với các ông nhiều, tôi đã từng nhận biết. Nhà này thiếu thức hàng này, biết rằng nhà láng giềng có, nhưng không hề mách bảo cho người mua biết bao giờ. Chúng tôi thì không thế: “chúng tôi nhẹ dạ và thật thà hơn các ông. Nhà tôi có vườn bầu vườn bí, nhà láng giềng thiếu cứ việc sang cắt mà ăn; khi khác tôi có cần đến trái gì trong vườn họ tôi cũng cứ việc sang mà bứt lấy, tự nhiên như vậy, không ai quan tâm gì về sự đó. Cái bụng ”của anh của tôi" nó không có cách biệt nhau lắm như ngoài các ông. Chúng tôi được cái tính đó hơn người Bắc". Trưởng giả kinh lịch đã nhiều, phán đoán như vậy, tôi cũng xin vâng, không biết đáp lại thế nào. Có lẽ người Bắc cũng có cái lòng duy kỷ mạnh hơn người Nam thật: đã khôn khéo thì hay biến báo, đã biến báo thì biết suy hơn suy thiệt, đã suy hơn suy thiệt lắm thì chỉ biết vị lợi mình mà cái bụng “của anh của tôi” tất thịnh hành; bấy nhiêu cái đặc tính nó liên tiếp nhau mà làm nhân quả cho nhau vậy.
Trưa hôm sau từ biệt quan đốc phủ cùng phu nhân và xuống tàu về Mỹ Tho. Ông bạn lại giữ ở vài ngày nữa, rồi nghe tin sắp có chuyến tàu ra Bắc bèn vội lên Sài Gòn. Tới Sài Gòn mới biết rõ rằng có chiếc Dumbéa sắp đi, nhưng không ghé vào Bắc kỳ. Vậy lại phải đợi mươi hôm nữa mới có chuyến khác. Trong những ngày đợi tàu đó nóng ruột lắm, nghĩ đến công việc bề bộn ở nhà mà chỉ vội muốn ra cho chóng. Đã quyết định trở về thì cuộc du lịch tất một thú, lại chỉ những ngóng đợi tàu, không còn có cái hứng muốn đi đâu nữa. Vả ở Sài Gòn đến hai ba tuần lễ thì cũng đã chán lắm rồi; đất Sài Gòn không có cái phong thú gì, chỉ là chốn mài miệt ăn chơi, tiêu xài lãng phí, vốn không phải là sự sở thích của mình.
Một hôm ông Diệp Văn Kỳ lại chỗ trọ, rủ đi xe hơi lên chơi đồn điền cao su của quan Diệp Văn Cương ở trên Biên Hòa. Lúc ra đi đã về chiều, lên đến nơi thì trời tối cũng không xem được gì, nhưng khi đi đường được biết cái phong cảnh miền cao nguyên ở Nam kỳ. Phong cảnh này thật là khác cái phong cảnh mấy tỉnh Tây Nam mình vừa đi qua mới rồi. Đất đây cao và khô, toàn là đất gò đất núi cả, lắm chỗ đường xe đi sẻ ngang vào giữa khoảng rừng cỏ bãi hoang, cảnh tượng cũng đìu hiu tịch mịch như lắm nơi ở Trung kỳ. Vả đất này mới là đất cao nguyên, chưa phải là đất núi: núi thì còn xa lên trên nữa, vào vùng Mọi ở. Đất này chỉ ưa trồng cao su mà thôi. Có nhiều cái đồn điền rộng lắm, phần nhiều là của người Tây cả; vả gần khắp tỉnh Biên Hòa toàn thị là đồn điền cao su hết, ruộng lúa thì không có mấy và khô khan cầy cấy khó lắm. Miền Tây Nam coi ra phong đăng trù mật bao nhiêu thì miền Đông Bắc này coi lơ thơ xơ xác bấy nhiêu. Dân nghèo, người ít, đất rắn, cây cằn, ít những nơi đô hội lớn, thưa những chốn làng xóm to. Quan lại mà bổ vào những châu quận đây chắc không được tốt bổng bằng miền dưới, tức cũng như quan lại ngoài ta phải bổ lên Trung du Thượng du mà không được ở vùng Nam Thái vậy. Nhân tình ở đâu cũng là nhân tình, mà quan trường xứ Nam kỳ chẳng khác gì quan trường xứ Bắc. Ôi! tiếng tham nhũng ở đâu cũng đã thành cái thanh danh riêng của bọn quan lại vậy. Tựu trung có người tốt, mà cả đoàn đã mang tiếng với quốc dân lâu lắm vậy. Tiếng ấy, quan lại ta có mong bao giờ rửa cho sạch không? Theo ý ông Diệp Văn Kỳ thì khó lòng mà rửa cho sạch được: ông đối với sự hành động của bọn đó, vốn có cái ác cảm riêng, thường thổ lộ ra lời nói câu chuyện.
Còn phải đợi một tuần lễ nữa mới có chuyến tàu lớn bên Tây sang, đáp vào đây, rồi đi ra Bắc. Làm gì cho qua thì giờ bây giờ? Ngày ngày bèn đi dạo chơi khắp trong các phố phường, khi ở Sài Gòn, khi về Chợ Lớn. Sài Gòn thì đã nghiễm nhiên thành một tỉnh tây rồi. Ngoài các phố tây với mấy phố khách, hàng buôn bán An Nam ít lắm. Những nghề người mình hay làm nhất là nghề chưng khách sạn - mà khách sạn cũng là chỉ có buồng ngủ thôi,không có cơm ăn -, nghề húi tóc, nghề chụp ảnh, nghề chữa máy và cho thuê xe đạp, nghề thợ kim hoàn, v.v., toàn thị là những nghề nhỏ mọn tầm thường cả. Ở đường Catinat là đường lớn nhất ở Sài Gòn, có được mươi lăm tiệm bán hàng Bắc kỳ: đồ thêu, đồ khảm, đồ đồng, đồ the lụa, v.v. Tiệm lớn nhất là tiệm của ông Đào Huống Mai, là nhà mĩ nghệ có tiếng ở Hà Nội ta. Đại biểu cho ông ở Sài Gòn là ông Nguyễn Đắc làm phán sự ở tòa Điện báo. Người Bắc ta ở Sài Gòn kể cũng lơ thơ chẳng có mấy, và chưa lập thành đoàn thể gì cả. Tôi có bàn với mấy ông rằng ngày nay Nam Bắc giao thông có lẽ mỗi ngày một nhiều hơn trước, các ông nên họp thành một hội thân ái gồm cả các người Bắc kỳ ở Nam kỳ, rồi tìm cách đặt lấy một nhà hội quán tại Sài Gòn, trước là để làm nơi cho anh em đồng xứ mình tới lui mà chuyện trò cho vui, sau là làm một chốn công sở để tìm phương đặt kế giúp cho người Bắc vào trong này doanh nghiệp làm ăn. Nói rằng cổ động cho dân Bắc kỳ vào Nam kỳ mà sinh cơ lập nghiệp thì vẫn hay lắm, vẫn phải lắm, nhưng những người vào tới nơi bỡ ngỡ chưa biết đâu vào đâu, chưa biết cách làm ăn ra làm sao, mà không có người cũ khuyên bảo chỉ dẫn cho, thì khó lòng mà tháo vát cho xong. Nếu có một nhà hội như vậy thì người mới đến ở trên tàu xuống đến ngay nhà hội hỏi han các cách, tiện lợi biết bao nhiêu. Hội lại sẽ có những đại biểu ở Lục tỉnh báo cáo về cho Hội biết cái tình hình về nông nghiệp thương nghiệp các nơi thế nào, cùng là chỗ nào làm nghề gì tiện, chỗ nào đất khai khẩn tốt, hoặc có người hỏi đến thì Hội chỉ bảo cho, chẳng là giúp đỡ được nhau lắm ru? Ấy là tôi phác họa ra như vậy, xin các ông chú ý xét xem có thể thực hành được cái việc công ích ấy không.
Chiều chiều thường về chơi Chợ Lớn, đi xe lửa không đầy nửa giờ. Cái cảnh tượng Chợ Lớn thật là sầm uất phồn thịnh có một; nhưng nghiễm nhiên là một tỉnh Tàu! Tối đến đèn điện sáng choang, hàng bày la liệt, đồ tây đồ tàu, đồ ăn đồ uống, tiếng đánh “toan” xì xồ, tiếng thanh la ánh ỏi, tiếng “hầu sáng” gọi đồ ăn, tiếng hàng rong rao thức bán, ồn ào rộn rịp, tấp nập linh đình, mỗi tối trông thấy cái cảnh tượng ấy không thể không khen thay cho giống Khách có cái sức sinh hoạt lạ lùng, đi trú ngụ ở đất người mà lập thành hẳn một tỉnh riêng của mình, đoạt người bản xứ ra ngoài cái vòng quyền lợi mình! Than ôi! Đất khách quê nhà, quê nhà mà sao thành đất khách? Lợi quyền ở tay mình mà sao để ra tay người? Ngày nay người Nam kỳ đã tỉnh ngộ, biết hợp quần mà tranh giành lại với giống Khách về đường nông nghiệp. Nhưng về đường thương nghiệp thì biết bao giờ cho mình bằng nó? Sự khuyết điểm đó mới thật là to và cái hiểm tượng này mới thật đáng lo vậy. Vì thương nghiệp với công nghệ có cái quan hệ rất mật thiết với nhau: một xứ tuyệt nhiên không có công nghệ như xứ Nam kỳ, thế tất là phải dùng đồ ngoại hóa; đã phải dùng đồ ngoại hóa thì thoát li tay bọn Khách sao được? Làm đôi guốc gỗ người mình cũng không làm được, thì trách sao không phải chịu cái quyền áp chế trong sự buôn bán của nó? Tôi thường trông thấy Khách gánh nước, Khách bán củi: còn nghề gì nữa là nó không tranh hết của mình? Hiện nay trong Lục tỉnh mới nhóm lên cái phong trào phản đối Khách: cái phong trào ấy rất là chánh đáng lắm. Nhưng phần nhiều còn là phản đối ở lời nói cả, chưa từng thấy thi thố ra việc làm. Không kể có lắm kẻ lại phản đối sai lầm, cái nên phản đối thì không phản đối mà phản đối ở cái không cần phải phản đối: có kẻ tạ sự ghét người Tàu mà chỉ ghét riêng một thứ chữ tàu là cái văn tự cổ không có quan hệ gì đến việc cạnh tranh về đường buôn bán cả. Thiết tưởng cái cách phản đối ấy chưa đủ cướp lại được lợi quyền ở tay bọn “Chệt” vậy!...
Đợi chán chê mới có tin chiếc Paul Lecat ở Tây sang đã tới Sài Gòn. Chiếc này cũng to gần bằng chiếc Porthos hồi đi vào đây. Thành ra khi đi khi về đều được ghé tàu to cả, không phải đáp những chiếc chạy thơ nhỏ, như chiếc Manche, chiếc Haiphong, đi không được vững vàng và hay say sóng.
Ngày 8 tháng 10 tây, xuống tàu ra Bắc. Thế là xong cuộc du lịch Nam kỳ.
* * *
Đọc Quốc sử có một điều rất đáng hưng khởi trong lòng: là cái công phu lớn lao của tổ tiên ta trong mấy mươi thế kỷ khai thác được suốt một cõi đất Đông Dương này, khiến cho ngày nay từ giáp ranh nước Tàu cho đến vũng bể Xiêm La, từ bến sông Mê Kông cho đến bờ bể Đông Hải, dân An Nam ta thuần là một giống người, cùng một cỗi rễ mà ra, cùng một tiếng nói, cùng một phong tục, cái tính tình tư tưởng cũng không khác gì nhau. Thử hỏi khắp trong thế giới đã có một dân nào thuần nhất như dân ta chưa? Ngót hai mươi triệu người sinh trưởng ở một cõi đất mênh mông, trong hơn hai mươi thế kỷ, đã từng lắm phen sướng khổ cùng nhau, nguy hiểm có nhau, dần dần gây nên một mối quốc hồn tuy lúc bình thường như u ẩn không hiện ra, mà gặp buổi quốc gia đa nạn đột khởi ra những người anh hùng chí sĩ lập nên những sự nghiệp phi thường. Cái quốc hồn ấy, phàm người có tấm lòng khối óc, những khi trông thấy quốc vận suy vi, ai là người chẳng hình như nghe thấy cái tiếng kêu ai oán như não nùng than khóc ở trong lòng? Ngày nay có người lấy lẽ chính trị nhất thời, lấy sự gián cách không đâu, mà phân biệt ra kẻ Nam người Bắc, coi nhau hầu như khác giống khác giòng, không biết rằng dù kẻ Bắc dù người Nam tuy ăn ở xa cách nhau mà trong lòng cùng là mang nặng một tấm quốc hồn như nhau; chỉ vì cái quốc hồn ấy không thường có dịp phát hiện ra nên không ngờ không tưởng vậy.
Tôi còn nhớ một ngày ở Long Xuyên có ông Cả một làng gần đấy đến chơi, ông nói: “Tôi thấy trong báo Nam Phong và báo Đại Việt có nói rằng Hoàng thượng ta ở Huế mới có Dụ đặt ngày mồng 2 tháng 5 An Nam là ngày Đức Thế Tổ Cao Hoàng đế lên ngôi làm ngày quốc hội trong địa hạt Trung kỳ. Tôi lấy làm phải lắm, dám xin các ông cổ động để xin Nhà nước Đại Pháp cho phép đặt hội ấy ở cả Bắc kỳ Nam kỳ nữa, vì dân ta nhờ ơn Cao Hoàng nhiều lắm, Ngài đã gồm Nam Bắc làm một nhà mà dựng ra nước Đại Nam ta, nên bao giờ cũng nhớ ơn Ngài mà biết rằng ta là dân một nước”. - Nếu người An Nam không có một cái mối tinh thần chung thì sao ông Nam kỳ đó lại nói được những lời quí hóa như vậy?
Tôi càng đi du lịch trong Nam kỳ lại càng thấy cái cảm giác rõ ràng rằng người Nam người Bắc thật là con một nhà, nếu biết đồng tâm hiệp lực thì cái tiền đồ của nước Nam ta không thể nào hạn lượng cho được. Tôi xin đốt lửa thắp hương mà cầu nguyện cho cái mối đồng tâm ấy ngày một bền chặt, thật là may cho nước nhà lắm lắm.
Hà Nội, tháng 11 năm 1918 - tháng 1 năm 1919
1 Bưng, tiếng đường trong là cái bãi ngập nước, không cầy cấy được
2 Diện tích Nam Kỳ: 58.000 cây lô mét; Bắc Kỳ: 103.500 cây lô mét; Trung Kỳ: 165.000 cây lô mét
3 Số người các tỉnh Nam Kỳ đây là chiếu theo trongsách “Đông Dương địa dư” của ông PAUL ALINOT, bản in tại Sài Gòn năm 1916
4 Trong Nam Kỳ, nhà quê gọi là vườn, tiếng nhà quê có ý bỉ và nghĩa như quê mùa. Người Tây ngày nay thường dùng tiếng nhà quê để nói bỉ, là theo nghĩa Nam Kỳ vậy
5 Trong Nam Kỳ có thứ xe kiểu Ấn Độ, Tây gọi là voiture malabare, hình như xe hòm, chung quanh gióng mặt kính, một ngựa hay một lừa kéo; người Nam Kỳ gọi là xe kiếng (kiếng = kính)

Bài mẫu thư UPU lần 48: “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh dưới 15 tuổi.

 “Hãy viết một bức thư về người hùng của em” (Tiếng Anh: Write a letter about your hero) dành cho các em học sinh dưới 15 tuổi. Mẫu thư U...